Xây dựng thương hiệu là một chiến lược kinh doanh phổ biến. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ thường chưa chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu cho mình. Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp của bạn mất đi cơ hội tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng, Vậy xây dựng thương hiệu là làm gì? Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp nhỏ?

1. Định nghĩa về xây dựng thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu là quy trình bao gồm những hành động nhằm gia tặng nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu của bạn. Một số ví dụ: tạo hình ảnh, kí hiệu đặc trưng, câu chuyện, tầm nhìn, giá trị mà doanh nghiệp cung cấp.

7 Buoc Xay Dung Thuong Hieu Anh1

1.1. Xây dựng thương hiệu là làm gì?

Cụ thể, các chiến lược xây dựng thương hiệu sẽ bao gồm ba giai đoạn như sau:

1.1.1. Chiến lược thương hiệu (Branding Strategy): 

Đây là giai đoạn nền tảng, doanh nghiệp hoặc bộ phận Marketing sẽ xác định giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng, những điểm nổi bật của sản phẩm/ dịch vụ trong thị trường

1.1.2. Nhận diện thương hiệu (Branding Identity): 

Sau khi xác định chiến lược thương hiệu, bạn sẽ tìm cách truyền tải điều đó đến khách hàng của mình thông qua nội dung, hình ảnh,... trên các nền tảng. 

7 Buoc Xay Dung Thuong Hieu Anh2
1.1.3. Quảng bá thương hiệu (Branding Marketing):

Là các chiến lược nhằm tặng sự chú ý của khách hàng vào thương hiệu và giá trị của doanh nghiệp.

1.2. Vì sao doanh nghiệp nhỏ nên có chiến lược xây dựng thương hiệu?

Rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang hoạt động tốt mặc dù họ chưa từng thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, về lâu dài, doanh nghiệp của bạn không có hình ảnh cụ thể, không thể chiếm “top-of-mind” trong tâm trí khách hàng. Đây sẽ là một lỗ hổng lớn trong công việc kinh doanh của bạn. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược thương hiệu sẽ giúp bạn

-Tăng tính cạnh tranh, lợi thế trong việc chiếm lĩnh thị trường

-Tạo dựng một cộng đồng khách hàng thân thiết, biến khách hàng thành người bảo vệ sản phẩm/ doanh nghiệp của bạn.

-Dễ dàng tiếp cận các khách hàng tiềm năng.

-Xác định chiến lược hoạt động lâu dài một cách nhất quán cho doanh nghiệp.

7 Buoc Xay Dung Thuong Hieu Anh3

2. 07 Bước xây dựng thương hiệu dành cho doanh nghiệp nhỏ.

 Nếu doanh nghiệp của bạn chưa từng xây dựng thương hiệu, tham khảo 7 bước dưới đây.

Bước 1: Xác định chân dung khách hàng/ lập danh sách khách hàng tiềm năng.

Chân dung khách hàng (Customer Avatar) đóng vai trò rất quan trọng việc xây dựng thương hiệu. Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn và tất nhiên, nếu bạn có thể định vị đúng phân khúc những khách hàng có khả năng chi trả để sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn thì càng tốt.

Để xác định được nhóm khách hàng mục tiêu, cách đơn giản nhất chính là trả lời các câu hỏi 5W

Who: khách hàng của bạn là ai? Họ thích gì? Họ có những thói quen nào?

Where: Họ ở đâu?

When: Khi nào họ mua sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn?

What: Điều mà khách hàng mong muốn ở sản phẩm dịch vụ của bạn?

Why: Vì sao họ lựa chọn thương hiệu của bạn thay vì những thương hiệu khác?

Lưu ý: câu trả lời cho câu hỏi Why sẽ là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Bước 2: Xác định vị thế cạnh tranh của các thương hiệu khác cùng phân khúc.

Ngoài nghiên cứu khách hàng, hãy nghiên cứu cách mà đối thủ của bạn xây dựng chiến lược thương hiệu. Hãy lập bảng phân tích SWOT thật chi tiết để trả lời những câu hỏi sau

-Đối thủ của bạn có điểm gì nổi bật?

-Thông điệp chính của các thương hiệu đó là gì?

-Sản phẩm dịch vụ của đối thủ có điểm mạnh và điểm yếu nào?

-Feedback của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ của họ như thế nào?

Hãy nhớ rằng việc bạn nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh không phải để sao chép những gì họ làm, mà để học hỏi cách họ làm điều đó thành công.

Đừng quên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp của bạn, những đặc điểm khác biệt mà bạn đã xay đựng nên cho thương hiệu của mình.

Bước 3: Xác định xu hướng thị trường, các cơ hội thành công.

Mỗi ngành hàng, mỗi dịch vụ sẽ có một xu hướng khác nhau và xu hướng là thứ luôn thay đổi. Chính vì vậy, bạn phải luôn cập nhật để nắm bắt thị trường và thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường.

Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Gía trị cốt lõi là những yếu tố thiết yêu và lâu dài, gắn bó với hình ảnh doanh nghiệp của bạn trong tâm trí khách hàng. Chính vì vậy, nếu muốn xây dựng thương hiệu thành công, hãy xác định đâu là niềm tin-giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Một ví dụ cụ thể: thương hiệu Apple là một trong những ông lớn rất thành công trong mảng xây dựng thương hiệu, vì họ đã xác định được giá trị cốt lỡi của mình. Sau nhiều năm, Apple vẫn là thương hiệu đứng đầu trong những thương hiệu có doanh thu cao nhất. Các sản phẩm của Apple được phân phối và đón nhận trên toàn cầu dù họ hầu như không thực hiện những chiến dịch Marketing phức tạp như các đối thủ. 

Ngoài doanh số tăng dần theo từng năm, Apple nhận được sự bảo vệ từ cộng đồng người tiêu dùng của mình. Trung bình một người dùng có thể sử dụng từ hai đến ba sản phẩm của Apple cùng lúc. Đây là điều mà không phải thương hiệu nào cũng có thể làm được.

Bài tập dành cho bạn: Hãy phân tích chiến lược marketing của apple?

Bước 5: Xây dựng định vị thương hiệu.

Định vị thương hiệu là những yếu tố mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng đến ngay khi nhắc đến/sử dụng/ trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ. Nói cách khách, định vị thương hiệu chính kaf cách tạo nên sự khác biệt giữa thương hiệu của bạn và của đối thủ. Bạn có thể định vị thương hiệu dựa trên 9 chiến lược sau:

-Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng.

-Định vị thương hiệu dựa vào giá trị.

-Định vị thương hiệu dựa vào tính năng.

-Định vị thương hiệu dựa vào mối quan hệ.

-Định vị thương hiệu dựa vào mong ước.

-Định vị thương hiệu dựa vào đối thủ.

-Định vị thương hiệu dựa vào dịch vụ.

-Định vị thương hiệu dựa vào cảm xúc.

Bước 6: Xây dựng nhận diện thương hiệu.

Sau khi đã xác định được giá trị và thông điệp, điều bạn ần làm là truyền tải những điều đó cho khách hàng của mình dựa trên hình ảnh, câu chuyện,....

Ở bước này, không có công thức chung nào cả, tất cả tùy thuộc vào sự sáng tạo của bạn. Hãy sáng tạo nên logo, tên thương hiệu, màu sắc, hình ảnh, biểu tượng gắn liền với giá trị mà bạn mong muốn đem lại cho khách hàng.

Để dễ dàng hơn trong bước này, bạn có thẻ đưa ra những tiêu chí làm chuẩn mực của thiết kế:

-Dễ nhớ

-Có ý nghĩa

-Dễ chuyển đổi

-Dễ thích nghi

-Dễ bảo hộ

Bước 7: Quản trị thương hiệu.

Bước cuối cùng cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng thương hiệu. Quản trị thương hiệu có nghĩa là duy trì, củng cố vị trí, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, một thương hiệu dù lớn nhưng không được quan trị tốt cũng sẽ dần mất đi vị thế của mình trong mắt khách hàng. Hãy lưu ý những điều này trong quá trình xây dựng thương hiệu:

-Luôn giữ tính thống nhất cho thương hiệu

-Tích hợp thương hiệu trên mọi mặt của doanh nghiệp (dành cho doanh nghiệp đa ngành)

-Xây dựng sứ mệnh và tâm nhìn cho doanh nghiệp.

Trên đây là 7 bước xây dụng thương hiệu dành cho doanh nghiệp nhỏ. Xây dựng thương hiệu mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích, vì vậy, đừng ngại việc bỏ ra chi phí hợp lý để đầu tư cho việc này.

Nếu bạn có thắc mắc hay phản hồi, hãy gửi cho tôi qua những kênh truyền thông chính thống.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>