Kỹ năng bán hàng là một trong những từ khóa luôn nằm trong top được tìm kiếm nhiều nhất, bởi vì đây là kiến thức có thể giúp đỡ bạn rất nhiều. Tuy nhiên, mỗi năm, mỗi thời điểm, thị trường và khách hàng sẽ có những thay đổi khác nhau, vì vậy, để trở thành một saler xuất sắc bạn cần phải luôn học hỏi và thay đổi.

1. Kỹ năng bán hàng và những điều bạn cần biết

Mọi công ty luôn có một đội ngũ bán hàng, thậm chí khi bước ra kinh doanh cá nhân, bạn cũng trở thành một người bán hàng. Vậy tại sao bạn lại ngần ngại học hỏi thêm về ngành nghề này? Tất cả những gì bạn đang biết về nghề này liệu có đang hỗ trợ bạn hiệu quả?

10 Bi Quyet Anh1

1.1. Đặc điểm của nghề bán hàng.

Đối với thị trường tuyển dụng tại Việt Nam, đa số các HR đều đưa ra nhận xét rằng vị trí khó tuyển nhất là nhân viên bán hàng/ nhân viên sale, vì tính chất công việc của ngành nghềnày

-Chế độ lương/ thưởng: đa số các nhân viên bán hàng có thu nhập chủ yếu dựa vào hoa hồng bán hàng, nên mức lương của họ chỉ mang tính hỗ trợ. Vì vậy, nếu bạn lựa chọn nghề sale, bạn cần siêng năng học hỏi và làm việc. Đặc biệt khi bạn sale những sản phẩm có tính chất đặc thù như: bất động sản, bảo hiểm,....

-Sự cạnh tranh: thật ra ngành nghề nào cũng có sự cạnh tranh, nghề bán hàng cũng vậy. Do đặc điểm về thu nhập, nghề bán hàng có phần cạnh tranh khắc nghiệp hơn. Song song đó, áp lực về KPI cũng lớn hơn rất nhiều.

10 Bi Quyet Anh2

-Chưa có trường học/ đào tạo chính quy: mặc dù nghề bán hàng gắn liền với đời sống của con người (thời đại nào cũng sẽ có trao đổi, mua bán) nhưng hiện nay, chưa có trường học nào đào tạo kỹ năng bán hàng như một ngành nghề chính quy (tại Việt Nam). Đa số những nhân viên bán hàng xuất sắc đều dựa trên tinh thần tự học, trải nghiệm cá nhân, kinh nghiệm lâu năm trong nghề. 

-Càng trụ lâu trong nghề, càng dễ phát triển: nghề bán hàng có tính cạnh tranh và chọn lọc cao, vì vậy, khi bạn càng trụ lâu trong nghề, bạn càng có nhiều kỹ năng, mối quan hệ để phát triển. 

1.2. Vì sao tôi nên rèn luyện kỹ năng bán hàng của mình?

Nếu xét về các khía cạnh nghề nghiệp, nghề bán hàng thỏa mãn các tiêu chí sau:

-Về tài chính: có thu nhập

-Về tiềm năng: luôn có sự phát triển

-Về tính ứng dụng: bạn có thể ứng dụng kỹ năng bán hàng của mình vào nhiều mảng khác nhau như: dạy học, kinh doanh online, cố vấn doanh nghiệp,...

Chính vì vậy, ngày càng có nhiều người lựa chọn phát triển kỹ năng bán hàng của mình.

2. 10 bí quyết chinh phục khách hàng của bạn.

Tương tự như những ngành nghề khác, để thành công với nghề bán hàng, bạn cần phải lưu ý những yếu tố gắn liền với khách hàng của mình. 

Đừng ngại tìm hiểu những khái niệm tưởng chừng như ngoài chuyên môn, chắc hẳn bạn sẽ có dịp ứng dụng những kiến thức đó.

2.1. Truyền đạt được thông điệp và giá trị của sản phẩm/ dịch vụ của bạn tới khách hàng.

Mọi sản phẩm/ dịch vụ đều gắn liền với giá trị cốt lõi. Khi bạn có thể truyền tải thông điệp này đến khách hàng, làm cho khách hàng hiểu được vì sao bạn tạo ra sản phẩm/ dịch vụ có những tính năng khác biệt, khách hàng sẽ dễ dàng ra quyết định mua hàng hơn.

10 Bi Quyet Anh3
2.2. Thấu hiểu khách hàng.

Đây là yêu cầu đầu tiên đối với mọi nhân viên bán hàng. Điều này tưởng dễ, nhưng thật ra rất khó. Vì mỗi khách hàng sẽ có một đặc điểm khác nhau.

Để thực hiện được điều này, hãy đọc thêm các kiến thức về tâm lý khách hàng, những phản ứng thường gặp của khách hàng để dễ dàng ứng biến trong mỗi lần giao tiếp với họ.

2.3. Lắng nghe khách hàng của bạn.

Việc lắng nghe khách hàng của bạn sẽ tạo cho bạn hai lợi thế: hiểu được nhu cầu và trở thành một người bạn của họ. Sẽ có nhiều nhóm khách hàng khác nhau, cần được lắng nghe ở các mức độ khác nhau. Vì vậy, hãy luôn kiên nhẫn.

2.4. Có danh sách phân loại khách hàng cụ thể.

Hãy phân loại khách hàng của bạn thành từng nhóm dựa trên các đặc điểm như: nhân khẩu học, mức độ tiềm năng, nhóm tính cách, mô tả tính cách,... càng chi tiết càng tốt. Phân loại khách hàng cụ thể sẽ giúp bạn có chiến lược tư vấn và chăm sóc phù hợp đối với từng nhóm khách hàng. Tránh việc tư vấn không hiệu quả hoặc gây ra phản ứng ngược cho khách hàng.

2.5. Luôn chủ động, trau dồi kiến thức chuyên môn.

Thể hiện cho khách hàng thấy được chuyên môn của bạn về sản phẩm nói riêng và về những lĩnh vực khác nói chung sẽ khiến khách hàng của bạn yên tâm hơn, đây cũng là yếu tố giúp bạn lấy được niềm tin của khách hàng.  

2.6. Rèn luyện kỹ năng bán hàng qua điện thoại.

Khác với bán hàng trực tiếp, bán hàng qua điện thoại cần nhiều kỹ năng giao tiếp và ứng xử khéo léo hơn. Hiện nay, ngành nghề này được đánh giá là có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai.

  1. Đừng dài dòng

Thay vì tập trung nói về sản phẩm của bạn tuyệt vời như thế nào, bạn hãy nói về những nhu cầu của khách hàng sẽ được giải quyết một cách vượt trội hơn ra sao khi họ có sự hỗ trợ của sản phẩm này. Hãy ngắn gọn, mạch lạch và tập trung vào trọng điểm.

2.7. Đừng dài dòng.

Thay vì tập trung nói về sản phẩm của bạn tuyệt vời như thế nào, bạn hãy nói về những nhu cầu của khách hàng sẽ được giải quyết một cách vượt trội hơn ra sao khi họ có sự hỗ trợ của sản phẩm này. Hãy ngắn gọn, mạch lạch và tập trung vào trọng điểm.

2.8. Hãy thật thà với khách hàng, tạo niềm tin cho họ.

Với sự cạnh tranh của nghề sale, rất nhiều sale tiếp cận khách hàng tiềm năng của bạn trong một ngày. Vì vậy, để tránh làm phiền khách hàng, hãy ngắn gọn, tập trung vào mục đích chính. Khách hàng sẽ thoải mái trao đổi với những người họ tin tưởng hơn là những người tiếp cận với mục đích bán hàng.

2.9. Bán hàng đúng với nhu cầu của khách hàng.
2.10. Kỹ năng bán hàng “lắng nghe 60%, giao tiếp 40%”.
{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>