Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng tiềm năng là giải pháp gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời điểm mà hình thức kinh doanh online đang cực kỳ phát triển như hiện, doanh có nhiều cách tiếp cận khách hàng tiềm năng nhanh gọn, hiệu quả hơn rất nhiều. Hãy tìm hiểu một số cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.
1. Sự khác biệt giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu.
Đầu tiên, bạn cần xác định rõ hai khái niệm khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu hoàn toàn khác nhau. Việc xác định rõ hai khai niệm này sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng các chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược phát triển doanh thu cho doanh nghiệp.
-Khách hàng tiềm năng: là nhóm người chưa bỏ tiền đẻ sở hữu và trải nghiệm sản phẩm/ dịch phụ của bạn. Tuy nhiên, nhóm người này đã quan tâm, có nhu cầu và có ý định sở hữu sản phẩm
-Khách hàng mục tiêu: là nhóm người nằm trong phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm đến.

2. Phân loại khách hàng tiềm năng.
Khách hàng tiềm năng là nhóm người có sự quan tâm, yêu thích dành cho sản phẩm của bạn khác nhau, việc phân loại khách hàng tiềm năng sẽ hỗ trợ cho bạn khi xây dựng chiến lược marketing.
-Nhóm khách hàng chưa biết đến sản phẩm/dịch vụ hoặc chưa biết đến thương hiệu của bạn.
-Nhóm khách hàng đang gặp vấn đề mà sản phẩm/dịch vụ của bạn chính là giải pháp cho họ.
-Nhóm khách hàng đang cân nhắc sử dụng sản phẩm của bạn hoặc sản phẩm của thương hiệu đối thủ.
-Nhóm khách hàng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty đối thủ.

Mỗi nhóm khách hàng tiềm năng ở trên đếu có đặc điểm, trải nghiệm sản phẩm khác nhau. Để chinh phục họ, bạn cần có những chiến lược tiếp cận, sản phẩm phù hợp.
Ví dụ: đối với nhóm khách hàng đang cân nhắc sản phẩm của bạn và của đối thủ, hãy phân tích chân dung khách hàng thật kĩ càng, từ đó tìm được nỗi đau của họ. Từ đó phân tích lý do khách hàng còn trì hoãn việc trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Khách hàng sẽ dễ bị chinh phục bởi cách mà bạn truyền tải thông điệp của sản phẩm/ dịch vụ nhiều hơn là họ chỉ đọc thông tinn sản phẩm.
3. 10 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng đối với công việc kinh doanh online.
Kinh doanh online là một giải pháp tuyệt vời trong thời điểm hiện tại vì tính chất nhanh gọn, dễ tiếp cận khách hàng, dễ dàng đo lường và marketing cho sản phẩm của bạn.
Nếu bạn là một người yêu thích kinh doanh, có nhiều thời gian rảnh rỗi, hãy bắt đầu đầu tư cho mảng kinh doanh online này.
Thị trường., khách hàng tiềm năng trên online rất lớn, chính vì vậy, có rất nhiều cách để tiếp cận khách hàng tiềm năng trên các nền tẳng online. Dưới đây là 30 cách mà tôi đã quan sát và nhận thấy hiệu quả của nó trong việc tiếp cận khách hàng. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất đối với mô hình kinh doanh, sản phẩm và các chiến lược kinh doanh của bạn.
3.1. Khách hàng là người quen.
Đây là nguồn khách hàng đầu tiên mà các chủ doanh nghiệp online/ offline nghĩ đến. Họ là nhóm khách hàng chất lượng cao, sẵn sàng giúp bạn giới thiệu sản phẩm đến nhiều người khác. Tuy nhiên, đây là nhóm khách hàng có nguồn lực khá yêu và sẽ chỉ giúp đỡ bạn được trong thời gian đầu-thời điểm mà bạn sẽ tìm kiếm, lan rộng thương hiệu của bản thân nhiều hơn.
3.2. Khách hàng từ người trong nghề.
Trong thời điểm khỏi nghiệp hoặc xây dựng bất cứ quy trình nào, không thể tránh khỏi việc thất bại do chưa đủ kinh nghiệm thực tế. Chính vì vậy, đây là lúc bạn sẽ cần lời khuyên từ những chuyên gia trong nghề.
Không thể phủ định việc luôn tồn tại những tiêu cực trong bất cứ vấn đề nào, tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm ra những người cho bạn lời khuyên và luôn giúp đỡ bạn thật lòng. Họ là những người có tiếng nói và kình nghiệm, lời nói của họ có sức ảnh hưởng rất lớn và dĩ nhiên, họ có thể trợ giúp bạn trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng.

3.3. Giảng dạy, truyền đạt kiến thức.
Đây là một cách tiếp cận khách hàng tiềm năng được khá nhiều người áp dụng vì giải pháp này đạt được ba hiệu quả: giáo dục khách hàng, thể hiện được tính ứng dụng của sản phẩm và xây dựng thương hiệu.
Hãy bỏ thời gian tổng hợp những kiến thức mà bạn có, đóng gói thành những khóa học có thể giải đáp được thắc mắc/nỗi đau/ nhu cầu của khách hàng và sử dụng nó như một sản phẩm mồi để khách hàng có thể tìm hiểu nhiều hơn về sản phẩm của bạn.
3.4. Tiếp cận khách hàng bằng minigame.
Mọi người đều dễ bị thu hút bởi những trò chơi, những trò chơi kèm theo giải thưởng lại càng đạt hiệu ứng tốt hơn.
Đây là giải pháp giúp bạn tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng mới, tận dụng được nguồn khách hàng cũ. Hãy tổ chức minigame định kỳ để tận dụng được hai yếu tố trên.
3.5. Bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, cộng đồng.
Không thể phủ nhận sự phổ biến của các sàn thương mại điện tử hiện nay tại Việt Nam. Hãy tận dụng nguồn khách hàng tiềm năng thường xuyên mua sắm tại các trang thương mại điện tử này, biến họ trở thành khách hàng của bạn.
3.6. Tiếp cận khách hàng qua quảng cáo Google, Facebook,...
Đây là cách tiếp cận khách hàng tiềm năng phổ biến nhất mà doanh nghiệp nào cũng từng áp dụng qua. Để tối ưu được chi phí khi áp dụng giải pháp này, bạn nên có kiến thức về Digital Marketing.
3.7. PR sản phẩm/ dịch vụ.
PR là một phạm trù khác, so với quảng cáo, PR có ảnh hưởng lâu dài hơn, cũng tốn nhiều công sức hơn. Để có thể PR một sản phẩm/ thương hiệu, bạn nên tham khảo cách xây dựng thương hiệu cơ bản (link). Sau khi đã hoàn thành một sản phẩm có thương hiệu, việc PR sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
3.8. Sử dụng bên thứ 3 - doanh nghiệp phát triển thị trường.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hoặc đơn giản là bạn cần dành thời gian cho mục đích khác, bạn có thể sử dunhj dịch vụ phát triển thị trường của bên thứ ba. Khuyết điểm của giải pháp này là chi phí khá cao, tuy nhiên, bạn có thể yên tâm về kết quả.
3.9. Xây dựng hệ thống tiếp cận/ chăm sóc khách hàng của Email Marketing.
Email Marketing là một hình thức tiếp cận khách hàng qua từng giai đoạn. Sử dụng Email Marketig giúp bạn quản trị khách hàng tốt hơn, tận dụng được data.
3.10. Tận dụng sức mạnh của việc kết nối.
Tham gia các hội thảo, triển làm, hội chợ để kết bạn với khách hàng và những người bán hàng giống như bạn. Việc kết nối giúp bạn xây dựng network một cách mạnh mẽ, từ đó cho bạn nhiều giải pháp hơn trong việc đưa ra những chiến lược gia tăng doanh thu của bạn.
Ví dụ: bạn có thể kết hợp với đối tác kinh doanh mặt hàng bổ trợ cho ngành nghề của bạn. Khi bạn làm về mảng spa, chăm sóc sắc đẹp, bạn có thể liên kết với chủ doanh nghiệp cung cấp khóa học yoga.
Ví dụ: bạn có thể tận dụng các buổi hội thảo, workshop để trao đổi kiến thức, sản phẩm,...để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Đây cũng là một sản phẩm mồi được rất nhiều công ty tận dụng.
Trên đây là 10 cách tiếp cận khách hàng mục tiêu thường được ứng dụng trên nền tảng online rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc về sự phù hợp của các giải pháp trên so với doanh nghiệp của mình. Hãy lựa chọn những giải pháp phù hợp với tình hình tài chính, sản phẩm của bạn.
Nếu bạn đang tìm hiểu về sale/ marketing, hãy theo dõi các bài viết tieeso theo của tôi tại các nền tảng như website, Fanpage Facebook,...