Tiêu chí đánh giá sản phẩm là bước đầu tiên trong quy trình sáng tạo và sản xuất sản phẩm. Trong quá trình kinh doanh, dĩ nhiên bạn luôn mong muốn mang lại những giá trị và sản phẩm/ dịch vụ chất lượng cao dành cho khách hàng của mình. Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về những tiêu chí đánh giá sản phẩm nhé.

1. Định nghĩa về tiêu chí đánh giá sản phẩm.

Nếu bạn chỉ chú trọng đến khâu sản xuất hay sáng tạo sản phẩm mà không quan tâm đến việc sản phẩm đó có thể giúp ích khách hàng như thế nào, bạn có thể bỏ qua việc lập check-list những tiêu chí đánh giá sản phẩm.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn phát triển lâu dài và mở rộng mô hình kinh doanh của mình, thì đây là một trong những yếu tố nền tảng. Việc đánh giá sản phẩm và cải tiến thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn chiếm không ít lợi thế trên thị trường, đặc biệt là trong thời điểm cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

25 Tieu Chi Anh1

1.1. Tiêu chí đánh giá sản phẩm là gì?

Các sản phẩm được sáng tạo/ sản xuất đều phảo thỏa các mức độ nhất định về chất lượng và về tính chất đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Nhu cầu của người dùng luôn thay đổi theo thời gian, họ cần những giải pháp hoàn hảo hơn, tiện lợi hơn, nhanh chóng hơn,... Chính vì vậy, tiêu chí đánh giá sản phẩm cần được đầu tư nghiên cứu kỹ càng, các sản phẩm luôn phải đáp ứng được những bảng đánh giá này để chiinh phục thị trường.

1.2. Phân loại tiêu chí đánh giá sản phẩm.

Trên thực tế, một sản phẩm phải đáp ứng nhiều tiêu chí đánh giá mới có thể cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, ta có thể phân loại các tiêu chí đánh giá sản phẩm thành từng nhóm sau đây:

-Tính năng hoạt động của sản phẩm: cách thức sản phẩm hoạt động. Cách thức hoạt động càng hiện đại, có cơ sở nghiện cứu khoa học, sản phẩm càng được ưa chuộng.

-Đặc điểm của sản phẩm: điểm khác biệt của sản phẩm so với những sản phẩm khác trên thị trường.

-Độ tin cậy: là xác suất sản phẩm không bị hư hỏng trong một thời gian nhất định

-Tuổi thọ sản phẩm

-Tính thẩm mỹ của sản phẩm: hình thức, bao bì của sản phẩm

-Mức độ phù hợp của sản phẩm: là mức độ đáp ứng của sản phẩm với các tiêu chuẩn đã được xác lập.

25 Tieu Chi Anh2

1.3. Tầm quan trọng của việc xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm.

Vì sao cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm?

-Giúp doanh nghiệp đo lường, cải tiến chất lượng, dịch vụ.

-Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường (xuất nhập khẩu).

-Phát triển doanh số cho doanh nghiệp.

25 Tieu Chi Anh3

2. 25 Tiêu chí đánh giá sản phẩm giúp bạn bán hàng hiệu quả.

Vì tầm quan trọng của việc xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm, tôi xin chia sẻ 25 tiêu chí đánh giá sản phẩm giúp bạn lựa chọn và xác định được sản phẩm phù hợp với khách hàng mục tiêu của mình. 

  1. Sản phẩm có điểm khác biệt lớn (Sản phẩm có tuổi thọ cao- tăng doanh thu)

  2. Sản phẩm mà người mua có thể mua lại nhiều lần, sản phẩm tiêu dùng nhanh, sản phẩm một người có thể mua nhiều loại.

  3. Sản phẩm được cải thiện tính năng (dung lượng lớn hơn, chụp ảnh rõ hơn,...)

  4. Sản phẩm có dung lượng thị trường lớn.

  5. Sản phẩm có material sẵn (không tốn thời gian, chi phí, nguồn lực)

  6. Sản phẩm nằm trong khung giá từ 250k đến 600k (theo nghiên cứu, đây là mức giá mà đa số người Việt sẵn lòng chi trả cho một sản phẩm giải quyết được vấn đề của họ)

  7. Sản phẩm tập trung vào nhóm khách hàng trên 22 tuổi

  8. Sản phẩm chiếm ưu thế về giá, hãy lưu ý tiêu chí đánh giá sản phẩm này vì đây là yếu tố giúp bạn giành ưu thế thị trường.

  9. Có khoảng 10 đến 30 đối thủ cùng kinh doanh sản phẩm cùng ngành với bạn.

  10. Đảm bảo tiêu chí về thời gian vận chuyển hàng hóa, không ảnh hướng đến chất lượng cũng như quyết định mua hàng của khách.

  11. Sản phẩm nhỏ gọn, nếu là sản phẩm dễ vỡ bạn buộc phải tốn chi phí hơn trong quy trình gói hàng và vận chuyển.

  12. Đối với sản phẩm được nhập hàng, nhà cung cấp cần đảm bảo được tiêu chí về số lượng sản phẩm.

  13. Sản phẩm dễ xử lý media.

  14. Sản phẩm gắn liền với cảm xúc, hoặc bạn cần tạo ra giá trị đó cho sản phẩm của mình.

  15. Sản phẩm đáp ứng tiêu chí về chất lượng, sản phẩm có thời hạn bảo hành cụ thể, điều này giúp bạn thực hiện được các chiến lược liên quan đến khách hàng của mình.

  16. Sản phẩm này giải quyết được nhu cầu/ nỗi đau hàng đầu của nhóm khách hàng mục tiêu/ khách hàng tiềm năng của bạn (khách hàng sẽ tập trung ra quyết định dễ dàng hơn).

  17. Sản phẩm mà bạn có thể chiếm dụng vốn và dùng đòn bẩy của bên cung cấp sản phẩm để đẩy mạnh tiến độ.

  18. Sản phẩm sẽ được chú ý, sản phẩm xú hướng (nếu bạn có khả năng ddonans trước được xu hướng khoảng từ 1 tháng trở lên)

  19. Sản phẩm có thời gian bảo quản lâu, dễ bảo quản so với nhiệt độ và môi trường.

  20. Sản phẩm có thể làm mỗi cho những sản phẩm chủ lực khác (nhằm tăng số lần khách hàng quay lại mua hàng)

  21. Sản phẩm không có quá nhiều mẫu mã, size (để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định)

  22. Đối với sản phẩm mà bạn đóng vai trò phân phối, hãy lựa chọn sản phẩm có hồ sơ, chứng từ, sản phẩm có tính pháp lý.

  23. Sản phẩm có thể phát triển và phù hợp với thị trường truyền thống và thị trường online.

  24. Sản phẩm có thể phát triển nhiều ngách liên quan (ví dụ như câc sản phẩm bán kèm, bảo hành sản phẩm, các dòng sản phẩm cao cấp hơn,...)

  25. Sản phẩm có khả tăng tạo ra nhiều quà tặng nhằm gia tăng giá trị đơn hàng.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>