Phát triển sản phẩm mới là hoạt động quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có, thậm chí hoạt động này được lặp lại với tần suất nhiều lần/ năm. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm mới sao cho hiệu quả là một bài toán khó, kể cả với những chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm.
1. Tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm mới.
Vì sao các doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm mới theo từng giai đoạn?
Chiến lược phát triển sản phẩm là một báo cáo bao gồm nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu sản phẩm,...v...v để đưa ra những hành động và phương pháp nhằm ra mắt sản phẩm mới, hoặc thay đổi, cải tiến sản phẩm hiện tại.
Doanh nghiệp cần đầu tư để xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm định kỳ vì:

Thị trường luôn thay đổi: những thay đổi của thị trường đôi khi sẽ là bước đệm để doanh nghiệp nắm bắt và phát triển mạnh mẽ hơn.
Mọi sản phẩm đều có dòng đời: hãy lưu ý đến vòng đời sản phẩm của bạn. Nếu sản phẩm của bạn đang ở giai đoạn trưởng thành hoặc giai đoạn cuối, bạn có thể bắt đầu nghiên cứu chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Nhu cầu của người dùng thay đổi: do đặc điểm của tâm lý xã hội hiện nay, người dùng có nhu cầu thay đổi những sản phẩm có tính năng mới hơn, tiện dụng hơn,...Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần thay đổi liên tục để đảm bảo các sản phẩm của mình có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Ví dụ: Khi người dùng dần trở nên yêu thích lối sống lành mạnh và những thực phẩm tốt cho sức khỏe, hãng nước giải khát Cocacola nhanh chóng cho ra mắt dòng sản phẩm không đường.
Tính cạnh tranh: khi công nghệ phát triển vượt trội, ngày càng nhiều doanh nghiệp ra đời, mang lại sự canh tranh gay gắt. Để tồn tại, sản phẩm của bạn cần phải được update liên tục. Trên thực tế, khi bạn là doanh nghiệp có sản phẩm chiếm lĩnh thị trường, rất nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ bắt đầu nghiên cứu và cho ra mắt những sản phẩm tương tự.
Không có sản phẩm hoàn hảo 100%: không có doanh nghiệp nào có thể tạo ra sản phẩm hoàn hảo 100%, bạn bắt buộc phải có chiến lược phát triển sản phẩm cho từng giai đoạn. Ngoài ra, do sự thay đổi của rất nhiều yếu tố bên ngoài, vì vậy mỗi sản phẩm sẽ chỉ phù hợp với từng giai đoạn nhất định.
2. Các giai đoạn cơ bản của quy trình phát triển sản phẩm mới.
Tương tư như những quy trình thử nghiệm/ phát triển khác, quy trình phát triển sản phẩm có thể chia thành ba giai đoạn chính: Lên ý tưởng-thực thi-đo lường hiệu quả.
Ở mỗi giai đoạn sẽ có từng bước cụ thể phù hợp với từng sản phẩm.
Không có một chiến lược hay quy trình nào là khuôn mẫu, bạn buộc phải tự thực thi để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp và sản phẩm của bạn.

3. 10 bước xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm.
Dưới đây là một chiến lược phát triển sản phẩm mà bạn có thể tham khảo, dựa trên những chiến dịch đã được thực thi, tôi cho rằng mỗi chiến lược phát triển sản phẩm mới thành công cần có 10 bước sau đây:
3.1. Tìm kiếm và xây dựng ý tưởng:
Giai đoạn tìm kiếm và xây dựng ý tưởng có thể bắt đầu từ nhiều nguồn:
-Nghiên cứu khách hàng/ khách hàng tiềm năng
-Nghiên cứu thị trường
-Phân tích SWOT
-Khảo sát nội bộ
3.2. Sàng lọc ý tưởng:
Hãy lựa chọn ý tưởng phù hợp nhất với tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Một ý tưởng phù hợp sẽ cân bằng các yếu tố bài toán kinh doanh, nguồn nhân lực, nhu cầu của thị trường/ khách hàng. Các yếu tố để sàng lộc ý tưởng:
-Nguồn lực của công ty/ bộ phận/ cá nhân
-Điểm yếu hiện tại của công ty/ bộ phận/ cá nhân
-Nhu cầu và xu hướng hiện tại của khách hàng/ thị trường.
-Chỉ số ROI (tỷ suất hoàn vốn)
3.3. Phát triển ý tưởng, thử nghiệm concept:
Sau khi đã sàng lọc những ý tưởng phù hợp, bạn có thể bắt đầu xây dựng và thử nghiệm concept cho sản phẩm.
Ví dụ: công ty bạn chuẩn bị ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc da chiết xuất từ thiên nhiên, vậy một số concept gợi ý sẽ là: thức ăn cho làn da, da đẹp là da khỏe,....Concept càng cụ thể càng dễ dàng mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát về hiệu quả của chiến dịch phát triển sản phẩm mới.
3.4. Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm:
Cho dù là sản phẩm mới ra mắt hay sản phẩm cũ được cải tiến, chúng ta đều cần chiến dịch marketing phù hợp để đưa sản phẩm tiếp cận với thị trường và khách hàng.
3.5. Ước tính lợi nhuận:
Trước khi sản phẩm chính thức được ra mắt, hãy làm một bài toán ước tính lợi nhuận của sản phẩm này. Việc ước tính lợi nhuận sẽ giúp bạn cân nhắc về chi phí, tài chính,...
3.6. Xây dựng kế hoạch tài chính:
Một bảng tài chính cụ thể luôn là điều cần thiết cho các nhà quản trị. Không có gì chính xác hơn số liệu để đánh giá mức độ hiệu quả của chiến lược.