Affiliate marketing (tiếp thị liên kết) là một hình thức kinh doanh rất phổ biến vì nhiều lợi ích mà hình thức này mang lại. Trong số những lọi ích đó, nổi trội nhất chính là khả năng mang lại thu nhập thụ động và gia tăng theo cấp số nhân.
Vậy làm thế nào để kinh doanh và kiếm tiền từ affiliate marketing một cách an toàn và hiệu quả? Chỉ với một số kiến thức cơ bản ở bài viết này bạn sẽ dễ dàng thực hiện điều đó.
1. Những điều bạn cần biết về cần biết Affiliate marketing.
1.1. Affiliate Marketing là gì?
Affiliate Marketing là một hình thức kinh doanh online kết hợp với quảng bá, bạn có thể thấy hình thức này khá giống với mô hình hợp tác cùng cộng tác viên, tuy nhiên, chúng ta sẽ hoạt động như một mạng lưới cho nhà sản xuất. Một cách cụ thể, bạn sẽ là người quảng bá cho các sản phẩm và nhân được hoa hồng tương ứng. Khác với những cách kinh doanh truyền thống của cộng tác viên như: đăng bài, bán hàng cho người quen,... hình thức kinh doanh affiliate marketing sẽ bán hàng qua các đường link, bạn sẽ nhận được hoa hồng sau khi khách hàng hoàn thành các thủ tục mua hàng hoặc đăng ký.

1.2. Mô hình Affiliate Marketing bao gồm những thành phần nào?
Đầu tiên, chúng ta cần xác định những thành phần tạo nên một network trong hình thức kinh doanh từ affiliate marketing bao gồm những ai, trách nhiệm của họ là gì?
Nhà cung cấp (Advertiser): đây là các cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá và phát triển công việc kinh doanh của mình (sản phẩm, dịch vụ) đến khách hàng.
Nhà phân phối (Publisher): đây là các cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp cịu trách nhiệm bán hàng, quảng bá sản phẩm theo nhu cầu của nhà cung cấp. Hiện nay, các nhà phân phối thường sử dụng thương hiệu cá nhân, phát triển kênh bán hàng của mình qua các nền tảng như: website cá nhân, Facebook, Tiktok, Youtube,...Đa số các nhà phân phối thường xây dựng nội dung phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng, số lượng tương tác càng cao, lượng truy cập và mua hàng càng cao.
Khách hàng (EndUser): đây là nhóm người dùng cuối cùng, người mua và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của nhà cung cấp.
Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network): đây là nền tảng kết nối giữa những nhân tố trong mạng lưới affiliate marketing. Ngoài ra, mạng lưới này cũng là nơi trung gian để đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing, tạo lập những đường link bán hàng,...
Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate program): đây là sản phẩm của nhà cung cấp đưa ra, nhằm hỗ trợ họ quản lý cũng như kiểm soát chiến dịch quản lý tiếp thị liên kết.

2. Lợi ích/ khó khăn của hình thức Affiliate Marketing.
2.1. Lợi ích của Affiliate Marketing.
Thị trường cạnh tranh thấp.
Hiện nay, hình thức tiếp thị liên kết tại Việt Nam còn khá mới dẫn đến tỷ lệ cạnh tranh khá thấp.
Các kênh bán hàng đa dạng.
Khác với hình thức bán hàng truyền thống, kinh doanh affiliate marketing có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như tạo cộng đồng trên mạng xã hội, chạy quảng cáo, xây dựng thương hiệu cá nhân trên các nền tảng.
Thu nhập tốt, thanh toán dễ dàng.
Vì tính chất kinh doanh mua bán quá các đường liên kết và nhận hoa hồng, một trong những lợi ích lớn nhất của hình thức tiếp thị liên kết đó là mang lại thu nhập thụ động. Thông thường, bạn sẽ có thể rút tiền hoa hồng của mình khi số tiền đó đạt đến một con số nhất định. Hiện nay, tại Việt Nam, hạn mức thanh toán khá thấp, chỉ từ 200.000vnd.
Chế độ hỗ trợ tốt.
Tại Việt Nam, khi bắt đầu kinh doanh với hình thức affiliate, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ đến từ đội ngũ support. Từ các vấn đề về chính sách đến vấn đề về kỹ thuật, bạn dễ dàng được support 24/7.
2.2. Khó khăn của Affiliate Marketing.
Tốn thời gian xây dựng nền tảng.
Vì tính chất mới mẻ của mảng tiếp thị liên kết tại Việt Nam, hầu hết các nhà phân phối đều tốn thời gian và công sức để nghiên cứu kiến thức, thị trường, sản phẩm, các yếu tố về mảng marketing.
Chắc chắn quá trình học tập này sẽ tốn khá nhiều thời gian, bạn cần tập trung nghiên cứu để đạt được thành công.
Những chương trình tiếp thị liên kết lừa đảo.
Hiện nay, rất nhiều dự án lừa đảo mô phỏng hình thức tiếp thị liên kết để trục lợi từ người dùng. Mặc dù có thể mang lại thu nhập bị động, tuy nhiên, bạn cần tỉnh táo vì không có công việc nào là không cần đầu tư thời gian, chất xám và công sức. Nếu bạn muốn bắt đầu với affiliate marketing, bạn có thể tìm hiểu những chương trình tiếp thị liên kết uy tín như Lazada, Shopee,...
3. 4 cách làm Affiliate Marketing đơn giản.

3.1. Bước 1: Xây dựng nội dung review sản phẩm trên trang cá nhân của bạn.
Đây là cách làm phổ biến nhất của các KOLs tại Việt Nam. Khi bạn có một cộng đồng theo dõi nhất định, bạn hoàn toàn có thể review những sản phẩm yêu thích của mình, phân tích những tính năng nổi trội, mô tả sản phẩm cụ thể cho người dùng.
Ở Việt Nam, content dạng review rất phổ biến và đa dạng như: mỹ phẩm, đồ gia dụng, ẩm thực,... rất nhiều KOLs đã thành công trong các lĩnh vực này.
Ngoài ra, nếu bạn đam mê các lĩnh vực như game, công nghệ,... bạn cũng có thể sử dụng và review những sản phẩm như ứng dụng, game online,...
Một số lưu ý khi làm content review:
-Xây dựng content từ trải nghiệm thật của bạn, vì người dùng sẽ quan tâm đến những content chất lượng hơn những content theo xu hướng.
-Có thể tham khảo cách đối thủ xây dựng content.
-Đừng quên đính kèm link mua hàng hoặc link tiếp thị liên kết vào nội dụng của bạn.
3.2. Bước 2: Tạo danh sách email của khách hàng tiềm năng.
Khi đã có được thông tin của các khách hàng tiềm năng, bạn cần làm gì để khai thác tối ưu thông tin đó? Hãy thử ngay với email. Đây là một kênh marketing hoàn toàn đơn giản và rất dễ ứng dụng. Bạn có thể thiết kế những tin nhắn nhằm kêu gọi khách hàng để lại email bằng những cách sau:
Cách 1: Tạo CTA tại Hello bar ( Cổng chào).
Hello bar là một nơi đặt lời kêu gọi hành động được đặt ở đầu website. Bất kì người dùng nào truy cập vào website của bạn, họ dễ dàng nhận được thông báo để lại email ở thanh công cụ này.
Cách 2: Tạo CTA tại Exit Gate (Cổng thoát).
Exit Gate hay còn gọi là Cổng thoát, đây là một dạng CTA thường được setup tự động xuất hiện khi người dùng chuẩn bị rời khỏi website.
Các CTA thường dùng ở giai đoạn này là: kêu gọi khách hàng để lại email để nhận thông tin, kêu gọi khách hàng hoàn tất thủ tục đăng kí,...
Cách 3: Tạo CTA tại Sidebar widget ( Tiện ích thanh bên).
Tương tự như hai vị trí trên, Sidebar widget cũng là một vị trí hỗ trợ kêu gọi khách hàng để lại email một cách hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể tặng kèm khách hàng những sản phẩm dùng thử như voucher giảm giá, tài liệu miễn phí,... để khuyến khách họ để lại email.
Sau khi hoàn tất danh sách email của khách hàng tiềm năng, bạn có thể thiết lập quy trình chăm sóc khách hàng tự động bằng email. Lưu ý: hãy luôn đa dạng hóa nội dung gửi cho khách hàng, tránh tình trạng spam quá nhiều thông tin về bán hàng. Điều này không chỉ khiến khách hàng cảm thấy phiền toái, mà còn ảnh hưởng đến doanh thu của bạn.
3.3. Bước 3: Tư vấn trực tiếp cho khách hàng.
Nếu bạn đã quá quen với hình thức tư vấn trực tiếp cho khách hàng qua điện thoại, tư vấn 1:1, tư vấn qua workshop,... bạn có thể thay đổi bằng hình thức tư vấn qua livestream.
Hiện nay, hình thức livestream bán hàng đang trở nên phổ biến, thu hút hàng nghìn lượt truy cập.
Trên thực tế, việc được tư vấn và xem hàng trực tiếp trên livestream kích thích hành vi mua hàng của rất nhiều người. Để buổi livestrem của mình đạt hiệu quả hơn, bạn hoàn tòn có thể chuẩn bị một kế hoạch truyền thông kêu gọi khách hàng tiềm năng tham gia. Trong một buổi livestream, bạn có thể mô tả sản phẩm, sử dụng thử các tính năng mới, trả lời các câu hỏi của khách hàng,... Để tối ưu hơn, bạn có thể để các đường link bên dưới phần mô tả hoặc bình luận.
3.4. Bước 4: Sử dụng quảng cáo PPC để mở rộng kinh doanh.
Quảng cáo PPC-quảng cáo Pay Per Click là một hình thức quảng bá mà doanh nghiệp sẽ trả tiền cho mỗi lượt truy cập và quan tâm của khách hàng. Trong những năm gần đây, quảng cáo PPC trở nên rất phổ biến, chúng ta có thể thấy nhiều bạn trẻ lựa chọn trở thành freelancer chuyên về quảng cáo PPC.
Sử dụng quảng cáo PPC sẽ tiết kiệm hơn khi bạn ứng dụng hình thức này vào giai đoạn phát triển của công việc kinh doanh.
Bạn có thể sử dụng quảng cáo PPC để:
Quảng bá cho sản phẩm/ dịch vụ/ thương hiệu của bạn.
Tiếp cận khách hàng bằng sản phẩm mồi.
Mở rộng danh sách email khách hàng tiềm năng của bạn
Tăng doanh thu bán hàng.
Trên đây là một số những kiến thức cơ bản về cách thức kiếm tiền khá mớ tại Việt Nam: Affialiate marketing. Tùy thuộc vào thế mạnh của mỗi người mà chúng ta có thể tận dụng những hình thức khác nhau để phát triển với cách kinh doanh, tuy nhiên, bạn phải luôn cẩn thận vì những tổ chức lừa đảo. Chúc bạn thành công với hình thức kinh doanh đầy tiềm năng này.