Phân tích đối thủ cạnh tranh là nền tảng của mọi chiến lược marketing. Quy trình này giúp doanh nghiệp nắm bắt được vị thế của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Sự cạnh tranh luôn tồn tại, song song đó là sự phát triển của của các doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để thực hiện một quy trình phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing hoàn chỉnh? Hãy tham khải bài viết dưới đây ngay nhé.
1. Phân nhóm cụ thể các đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh của một dooanh nghiệp bao gồm rất nhiều đối tượng khác nhau, dựa trên các đặc điểm như cạnh tranh theo cấp độ, cạnh tranh dưa trên quy mô doanh nghiệp,.... Vì vậy, việc đầu tiên bạn cần làm trong quy trình phân tích đối thủ cạnh tranh là phân nhóm họ dựa trên các đặc điểm sau
1.1. Các cấp độ cạnh tranh.
a. Cạnh tranh dựa trên nhu cầu mua hàng của khách hàng.
Đây là nhóm đối thủ cạnh tranh kinh doanh cùng nhóm mặt hàng của bạn, có cùng đối tượng khách hàng tương tự.
Ví dụ: trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách hàng có nhiều sự lựa chọn như pizza, gà rán, ăn vặt,...
b. Cạnh tranh dựa trên công dụng sản phẩm/ dịch vụ.
- Cạnh tranh giữa các ngành hàng khác nhau nhưng cùng thỏa mãn một nhu cầu cho khách hàng.
- Cạnh tranh giữa những sản phẩm mới với đa dạng tính năng hơn, hợp xu hướng hơn, thay thế cho những sản phẩm cũ.
c. Cạnh tranh giữa nhiều thương hiệu.
Đây là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có cùng phân khúc khách hàng, kinh doanh cùng một loại sản phẩm tương tự nhau. Các doanh nghiệp này thương sử dụng những chiến lược thương hiệu về lâu dài để cạnh tranh với nhau. Trên thực tế, bạn dễ dàng gặp rất nhiều trường hợp cạnh tranh thương hiệu như: Milo và Ovaltine, Cocacola và Pepsi,...

Enter your text here...
1.2. Các đối tượng cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: đây là các công cty có cùng sản phẩm/ dịch vụ và cùng các đối tượng khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: tuy nhóm đối thủ cạnh tranh gián tiếp không kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ giống nhau, nhưng họ vẫn có những giải pháp khác để giải quyết vấn đề của khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: đây là nhóm công ty chưa chính thức sản xuất sản phẩm, tuy nhiên, trong tương lại họ sẽ có thể trở thành nhóm 1 hoặc nhóm 2 đã nêu ở trên.
2. Xác định chiến lược của đối thủ.
Sau khi đã phân loại đối thủ, tiếp theo bạn có thể lên kế hoạch xác định chiến lược marketing của đối thủ. Mỗi đối thủ cạnh tranh của bạn có thể có nhiều hoạt động khác nhau, tuy nhiên, về cơ bản, có 4 loại chiến lược như sau:
2.1. Chiến lược thâm nhập thị trường.
Đặc điểm: doanh nghiệp tập trung phát triển sản phẩm vốn có, không tìm kiếm thị trường mới, không phát triển thêm sản phẩm.
Với chiến lược này, doanh nghiệp tập trung vào việc bán sản phẩm cho các khách hàng hiện tại. Họ sẽ tận dụng tối đa danh sách khách hàng hiện có, tập trung chăm sóc khách hàng để biến họ thành nhóm khách hàng trung thành, gia tăng sự tin tưởng của họ.

2.2. Chiến lược phát triển thị trường.
Đặc điểm: doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hiện có, tìm kiếm và phát triển thị trường mới.
Với chiến lược này, doanh nghiệp tập trung nguồn lực để phát triển thị trường mới. Thị trường ở đây có thể chia thành hai loại thị trường đó là: thị trường địa lý mới, thị trường khách hàng mới.
2.3. Chiến lược phát triển sản phẩm.
Đặc điểm: doanh nghiệp tập trung phát triển sản phẩm mới trên thị trường hiện tại. Chiến lược này tập trung vào quy trình cải tiến sản phẩm, tận dụng thị trường cũ và các khách hàng hiện tại để phát triển.
2.4. Chiến lược đa dạng hóa.
Đặc điểm: doanh nghiệp vừa tạo ra các sản phẩm mới, vừa phát triển trên các thị trường mới. Thông thường, chỉ có các doanh nghiệp lớn với thế mạnh về taì chính và nguồn nhân lực.
Trên thực tế, rất nhiều tập đoàn lớn đã áp dụng chiến lược cạnh tranh này chiếm được thành công. Tại Việt Nam, Vin Group chính là một ví dụ.
3. Xác định mục tiêu của đối thủ.
Tùy vào từng trường hợp mà bạn quyết định có thực hiện giai đoạn này hay không. Thông thường, để thực hiện giai đoạn này, các marketer sẽ trả lời các câu hỏi liên quan ví dụ như:
Đối thủ sử dụng chiến lược gì?
Vị thế mà đối thủ muốn đạt được?
Phân khúc khách hàng chính của đối thủ?
Đối thủ muốn xây dựng thương hiệu như thế nào?
4. Phân tích SWOT của đối thủ.
Chắc hẳn mọi marketer đều nắm được cách phân tích SWOT của đối thủ cạnh tranh. Phân tích swot nhằm nắm bắt được khả năng thực hiện mục tiêu của đối thủ, nguồn lực và cách họ tận dụng các thế mạnh của mình.
4.1. Các thông tin cần thu thập.
Để thực hiện quá trình phân tích SWOT, bạn cần xây dựng bảng báo cáo thông tin về đối thủ như:
Tình hình kinh doanh của đối thủ trong những năm gần đây
Tình hình sản xuất của đối thủ như số lượng tồn kho, quy mô sản xuất, chi phí sản xuất,...
Tình hình tiếp thị của đối thủ như chiến lược thương hiệu, chiến lược quảng bá sản phẩm, truyền thông, chính sách giá, mô hình phát triển kinh doanh,...
4.2. Đánh giá đối thủ cạnh tranh.
Làm thế nào để đánh giá đối thủ cạnh tranh một cách chính xác? Hãy dựa vào những yếu tố dưới đây:
Đánh giá khả năng nghiên cứu và cho ra mắt các sản phẩm mới.
Đánh giá khả năng phân phối sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng
Khả năng tài chính của đối thủ cạnh tranh cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý.
Khả năng tiếp thị/ quảng bá: đây được xem là khả năng tiếp cận khách hàng và gián tiếp tạo nên doanh thu của một doanh nghiệp.
Điểm quan trọng của giai đoạn đánh giá đối thủ là những thông tin chính xác trong thời gian gần nhất và thể hiện toàn diện về đối thủ. Hãy nhớ rằng số liệu là thông tin phản ánh chính xác nhất tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy, hãy sử dụng những bản báo cáo số liệu để nghiên cứu một cách hiệu quả.
5. Lập báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing.
Sau khi hoàn Phân loại đối thủ, nhận dạng chiến lược, xác định mục tiêu, xác định điểm mạnh, yếu, đánh giá các phản ứng của đối thủ xong, chúng ta cần lập thành báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing.
Một bản báo cáo hoàn chỉnh sẽ giúp bạn có được đánh giá chính xác, nhanh chóng về đối thủ. Cụ thể, một báo cáo nên bao gồm các đầu mục như sau:
Tổng quan về đối thủ cạnh tranh.
Thông tin về thị trường và ngành.
So sánh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và đối thủ.
Phân tích SWOT đối thủ cạnh tranh.
Phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ