Xác định thị trường mục tiêu là giai đoạn đầu tiên của mọi doanh nghiệp. Đây là nền tẳng để doanh nghiệp của bạn dần hình thành và phát triển theo thời gian. Vậy thị trường mục tiêu là gì vào bao gồm những yếu tố, chỉ số nào? Làm cách nào để xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp của bạn? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1. Thị trường mục tiêu là gì?
Nếu bạn là người mới bắt đầu kinh doanh, bước đầu tiên trong kế hoạch của bạn phải là nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường gồm hai giai đoạn đó là nghiên cứu sản phẩm và nghiên cứu khách hàng.
Định nghĩa của thị trường mục tiêu (hay còn gọi là target market) chính là tất cả các khách hàng tiềm năng ở thời điểm hiện tại và tương lai có nhu cầu, mong muốn tìm hiểu và sử dụng sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu của bạn.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi khách hàng tiềm năng đều là thị trường mục tiêu của bạn. Từng nhóm khách hàng tiềm năng sẽ được phân loại thành từng nhóm nhất định dựa vào đặc điểm hành vi của họ.
2. Sự khác biệt giữa thị trường mục tiêu và thị trường là gì?
2.1. Thị trường là gì?
Thị trường là bao gồm tất cả khách hàng, đối tác, đối thủ của bạn trong kinh doanh. Thị trường cũng là nơi mà các doanh nghiệp trao đổi, mua bán nhắm đạt được giá trị.
Phân tích thị trường là một chuối hành động phân tích khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh, phân tích SWOT của doanh nghiệp,... để đưa ra những giải pháp và chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp.
2.2. Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu bao gồm những khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Thông thường, để xác định khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần xây dựng phễu marketing, nhằm mục đích đưa ra chiến lược phù hợp cho mỗi nhóm khách hàng.
Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu là hai nhóm khách hàng khác biệt.
3. Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu đối với doanh nghiệp.
Vì sao mọi doanh nghiệp cần phải xác định được thị trường mục tiêu?
Trên thực tế, không có sản phẩm hoàn hảo 100% vì nhu cầu của mỗi nhóm người dùng sẽ rất khác nhau. Và khách hàng chỉ thật sự quan tâm đến những sản phẩm giải quyết được vấn đề của họ. Chính vì vậy, việc xác định thị trường mục tiêu vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng bá, vừa giúp doanh nghiệp tận dụng nguồn lực để tập trung vào đúng sản phẩm, đảm bảo cho doanh thu.

3.1. Cách tốt nhất để hoàn thiện sản phẩm.
Là người sản xuất, bạn luôn mong muốn cải thiện sản phẩm/ dịch vụ của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Nhưng làm bằng cách nào khi bạn chưa biết chính xác họ là ai? Một khi thị trường mục tiêu được xác định cụ thể, chi tiết, người sản xuất có thể nhận định được các tính năng, tiện ích bổ sung khách hàng mong muốn và phát triển sản phẩm theo hướng đó.
3.2. Thị trường mục tiêu giúp kiểm soát kỳ vọng dễ dàng hơn
Thị trường mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp mang đến cho khách hàng một kết quả khả thi và đáp ứng đúng mong đợi. Sản phẩm có thể được giới thiệu với những lợi ích chính xác trong tương lai, điều đó đem tới hiệu quả cao hơn bạn tưởng.

Thứ nhất, hạn chế tình trạng khách hàng có những kỳ vọng thiếu thực tế với sản phẩm/ dịch vụ. Thứ 2, doanh nghiệp cũng sở hữu được nhóm khách hàng thực sự hài lòng với sản phẩm/ dịch vụ của mình và sẵn sàng quay lại lần sau.
3.3. Thị trường mục tiêu nâng cao hiệu quả quảng cáo.
Hiển nhiên, việc biết rõ khách hàng tiềm năng và gom họ thành thị trường mục tiêu khiến quảng cáo trở nên dễ dàng hơn nhiều lần. Nắm được thông tin về thị trường mục tiêu, tức là hiểu hành vi khách hàng, họ thích đọc báo hay tạp chí, họ thích giải trí bằng hình thức nào, họ sử dụng mạng xã hội nào thường xuyên, và quan trọng hơn, nhân tố chính khiến họ đưa ra quyết định mua hàng là gì?
Bằng các kết quả tìm kiếm, nghiên cứu đó, bạn hoàn toàn có thể tạo nên một thông điệp thích hợp và dễ ghi nhớ đối với thị trường.
4. Các cấp độ của thị trường.
Qua biểu đồ dưới đây thì bạn có thể dễ dàng nhận thấy được rằng quá trình khách hàng trong thị trường tiềm năng để biến thành khách hàng chính thức của doanh nghiệp sẽ giảm dần, nó còn tùy vào chính sách và chiến lược marketing tiếp cận của doanh nghiệp, qua đó sẽ tạo lòng tin và giữ chân khách hàng, chính vì vậy việc làm cho khách hàng tiềm năng thành khách hàng chính thức sẽ vô cùng khó khăn, doanh nghiệp có càng nhiều khách hàng chính thức thì doanh nghiệp đó càng thành công.

Kết Luận
Trong thị trường rộng lớn và không ngừng mở rộng hiện nay, khán giả sẽ không lắng nghe trừ khi thông điệp có ý nghĩa với họ. Hiểu mục đích truyền thông và thị trường mục tiêu là gì sẽ cho bạn hiệu quả hấp dẫn đáng ngạc nhiên, điều mà hầu như mọi doanh nghiệp đều muốn có được.