1. Thông tin tác giả.
Bruce Tulgan là một nhà tư vấn cho các lãnh đạo rất nổi tiếng của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Ông là một diễn giả được săn đón ở khắp nơi trên thế giới và cũng là một chuyên gia tổ chức những buổi hội thảo lớn với nhiều người. Ông đã sáng lập và hiện tại đang là CEO của một công ty nghiên cứu quản lý và đào tạo Rainmakerthingking. Ông cũng là chủ sở hữu của một website đào tạo trực tuyến Rainmaker Thingking.Training.
Ông đã xuất bản rất nhiều những cuốn sách nổi tiếng trong đó có hai cuốn sách tiêu biểu là: Its Okay To Be The Boss năm 2007, Managing Generation X năm 1995 và Not Everyone Gets A Trophy năm 2009…
Những cuốn sách của ông đã tốn giấy mực của hàng nghìn tờ báo lớn trên HTC và ông cũng đã từng viết cho rất nhiều những tờ báo lớn trong đó có New York Time, USA Today, Harvard business review…..
2. Tổng quan.
Chắc chắn trong số chúng ta đã từng mong muốn rằng một ngày nào đó mình sẽ trở thành một quản lý của một nhóm người nào đó hoặc một bộ phận nào đó. Bởi vì đó là những nấc thang đầu tiên để đi lên đỉnh cao của thành công. Chạm đến nấc thang quản lý tức là thu nhập sẽ cao hơn so với mức trung bình rất nhiều.
Tuy nhiên đây cũng là một công việc vô cùng thách thức đối với bất kỳ một ai. Bởi vì quản lý là một công việc cơ bản nhưng nó đòi hỏi cần phải cập nhật liên tục trong suốt một thời gian dài và cập nhật nhiều nội dung, nhiều kiến thức, nhiều kỹ năng một cách thường xuyên và liên tục.
Trong cuốn sách này tác giả đã cung cấp một công cụ vô cùng tuyệt vời để giúp cho chúng ta có thể quản lý được doanh nghiệp hoặc quản lý một đội nhóm, thậm chí là sẽ biết cách tương tác với các thành viên trong gia đình tốt hơn.
Bạn hãy hình dung cuốn sách này giống như một tấm bản đồ giúp bạn đi đúng hướng trên con đường chinh phục những thử thách của cuộc sống để trở nên giàu có hơn và hạnh phúc.
Dù bạn đã có trải nghiệm như thế nào, với vai trò là một nhà quản lý hoặc là chưa từng có bất kỳ một trải nghiệm nào, thì những kinh nghiệm điều hành và tư vấn cho rất nhiều những chủ doanh nghiệp trong hàng chục năm vừa qua của tác giả cũng sẽ giúp bạn xử lý tất cả mọi tình huống một cách nhẹ nhàng, để đảm bảo là bạn sẽ có những tiến triển vượt bậc.
Trong cuốn sách này tác giả đã chia sẻ cho bạn rất nhiều những phương pháp để có thể vượt qua những thách thức với vai trò là một nhà quản lý. Hãy học nó bởi vì nó sẽ giúp ích cho bạn.
3. Review chi tiết.
Có lẽ là ngay tại thời điểm này bạn đang thắc mắc là tại sao cuốn sách này đã liệt kê ra 27 thách thức của một nhà quản lý, chứ không phải là một con số nào khác đúng không? Lý do là 27 thách thức bởi vì cuốn sách này được viết dựa trên những tài liệu nghiên cứu trong suốt 2 thập kỷ do công ty Rainmaker Thingking của tác giả thực hiện.
Trong hầu hết tất cả các buổi họp, các chương trình đào tạo lớn hay là các buổi phỏng vấn, hoặc là bất kỳ một hình thức nào tương tự luôn luôn tồn tại những câu hỏi mà có 90% vấn đề đưa ra có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến 27 vấn đề mà tác giả nêu ra trong cuốn sách này. 27 thách thức mà tác giả liệt kê ra không được đánh số thứ tự dựa trên bất kỳ một yếu tố nào, mà nó được phân ra thành 7 chương dựa trên những luận điểm chung giữa những vấn đề.

3.1. Nguyên tắc căn bản.
Có một vấn đề rất lớn của các doanh nghiệp đó là họ luôn luôn quản lý lỏng lẻo, điều này đã gây ra những thiệt hại vô cùng lớn hơn bất kỳ một doanh nghiệp.
Đây được gọi là một vấn nạn của bất kỳ một công sở nào, là một vấn đề rất lớn nhưng lại rất khó để chữa trị tận gốc, giải quyết triệt để. Cũng tương tự như khi chúng ta bị ốm và lập tức uống kháng sinh liều cao. Trong một khoảng thời gian rất ngắn sẽ thấy bệnh tình có vẻ thuyên giảm. Nhưng mà mọi thứ lại quay trở lại sau đó một thời gian bởi vì kháng sinh liều cao chỉ chữa bệnh tạm thời chứ nó không thể chữa được dứt điểm.
Để giải quyết triệt để vấn đề này, chúng ta phải luôn luôn tuân thủ tất cả những nguyên tắc quản lý căn bản. Việc quản lý đã có những quy trình mà cần chỉ mang ra và áp dụng thì nó sẽ mang lại những hiệu quả kỳ diệu. Tất cả những người quản lý luôn luôn cần phải duy trì một quy trình quản lý, không được lơ là và không tự phá vỡ những nguyên tắc quản lý và không tự sửa đổi khi không cần thiết. Bởi vì nếu như tuân thủ tất cả những quy trình quản lý thì nhân viên của họ sẽ có tinh thần làm việc cao hơn, khả năng kết nối giữa mọi người cũng sẽ cao hơn, quan trọng hơn tất cả đó là hiệu suất lao động của cả một tập thể sẽ tăng lên một cách rõ rệt.
3.2. Nhà quản lý mới.
Trong thời buổi cần phải thay đổi thường xuyên và liên tục như hiện nay thì việc thay đổi những người quản lý ở tất cả mọi công sở và ở tất cả mọi cấp độ là chuyện đương nhiên cần phải làm. Tuy nhiên có rất nhiều những doanh nghiệp đã đã xem nhẹ giai đoạn chuyển giao giữa những nhà quản lý. Việc lơ là này cũng đánh mất rất nhiều cơ hội quý giá mà đáng lẽ chúng ta sẽ có được để tạo ra lợi ích của cả một tập thể.
3.3. Đào tạo nhân viên quản lý bản thân.
Chắc chắn là chúng ta cũng biết rằng trong một tập thể thì luôn có những nhân viên đến muộn và cũng có rất nhiều người đến sớm. Tuy nhiên phần đa thì là mọi người thường đến muộn và về sớm. Tất cả những khoảng thời gian như là ăn trưa, đi vệ sinh, thậm chí là uống trà, uống nước cũng đều bị nhân viên sử dụng một cách bừa bãi. Chỉ cần mỗi người sử dụng không hiệu quả thời gian làm việc trong ngày đã gây ra những thất thoát vô cùng lớn cho bất kỳ một văn phòng nào. Nghịch lý là có rất nhiều những quản lý coi đây là một việc bình thường, bởi vì họ nghĩ rằng không có cách gì để thay đổi được và họ cứ để cho mọi việc ngày qua ngày trôi đi. Có rất nhiều người thiết lập những quy tắc xử phạt nếu như nhân viên đến muộn và về sớm. Tuy nhiên tất cả những khoảng thời gian nghỉ thì không được khai thác triệt để, gây ra những thất thoát rất lớn cho doanh nghiệp. Chúng ta nói những vấn đề này không phải là tìm mọi cách có thể để vắt kiệt sức lao động của nhân viên. Điều chúng ta muốn hướng đến đó là hướng dẫn tất cả mọi người thiết lập những quy tắc xử lý công việc và quản trị bản thân thật tốt, để đóng góp được nhiều giá trị hơn cho xã hội, cho công ty. Đối tượng được hưởng lợi đầu tiên từ việc thay đổi này là chính bản thân nhân viên, sau đó mới đến công ty chủ quản của họ.
Chúng ta cần phải có ý thức trong việc giúp các nhân viên thiết lập các thói quen tốt để quản trị bản thân.
3.4. Quản lý hiệu quả công việc.
Không phải bất kỳ một nhân viên nào cũng biết cách quản lý công việc hiệu quả. Cho dù họ có đến đúng giờ và về muộn hơn những người bình thường thì việc họ cần phải có những tổ chức kỷ luật và tuân thủ tất cả những quy trình hoạt động, phối hợp nhịp nhàng với tất cả những người còn lại trong văn phòng để nâng cao hiệu quả công việc là điều tất yếu. Đương nhiên trách nhiệm để làm việc này thuộc về những người quản lý bởi vì không phải ai cũng có khả năng nhìn nhận thấy vấn đề và giải quyết vấn đề.
3.5. Quản lý thái độ làm việc.
Trong số tất cả chúng ta, ai cũng biết rằng có một câu nói nổi tiếng là thái độ hơn trình độ. Câu nói này giúp cho chúng ta hiểu rằng chính thái độ làm việc mới quyết định hiệu suất lao động và kết quả làm việc, chứ không phải là trình độ. Bởi vì trình độ có thể đào tạo được nhưng thái độ thì không. Một người nhân viên có thái độ làm việc không tốt chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tất cả những người xung quanh và làm cho hiệu suất lao động của cả một văn phòng bị đi xuống một cách rõ ràng. Cải thiện thái độ làm việc của nhân viên chắc chắn là thuộc về những người quản lý chứ không phải là bất kỳ một ai khác. Và đây là một thách thức vì hầu hết các nhà quản lý đều sẽ ngại khi phải nói với nhân viên của mình về chủ đề thái độ làm việc.
3.6. Quản lý người tài.
Trong bất kỳ một tổ chức nào thì cũng cần phải trân trọng những người có khả năng làm việc tốt hơn mặt bằng trung bình. Nhân sự giỏi chính là yếu tố quyết định thành công của rất nhiều những tập đoàn lớn, những công ty lớn. Đương nhiên là nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của một doanh nghiệp nhỏ. Việc quản lý những người tài giỏi trong một văn phòng là một việc vô cùng thách thức.
3.7. Những vấn đề ngoài tầm kiểm soát.
Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều thứ mà bạn không thể lường trước được. Trong công tác quản lý cũng vậy có rất nhiều thứ xảy ra ngoài tầm kiểm soát, có những thứ mà bạn không tưởng tượng được là nó sẽ xảy ra. Nhưng mà cuối cùng thì nó vẫn cứ xảy ra. Vì vậy bạn cần phải đứng ở bên ngoài của vấn đề và nhìn vào bên trong. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì bạn cần phải nhìn vấn đề đang phải đối mặt bằng con mắt của một người ngoài cuộc, để giúp các nhân viên của mình làm những điều tương tự.
Nếu bạn không đứng ra ngoài vấn đề, thì bạn sẽ không biết cách giải quyết hiệu quả. Đương nhiên nó sẽ khiến cho bạn bị mắc kẹt với những thứ liên tục xảy ra ngoài tầm kiểm soát.
4. Lời kết.
Tác giả của cuốn sách này và toàn bộ đội ngũ nhân viên của ông đã mất 20 năm để nghiên cứu. Thông qua 3000 buổi hội thảo và các cuộc họp, họ đã lấy thông tin của hàng chục nghìn những nhà quản lý tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới và đúc rút lại 27 vấn đề về mà các nhà quản lý cần phải đối mặt.
Enter your text here...