1. Giới thiệu tác giả.
Crystal Lim – Lange là đồng tác giả của cuốn sách này. Cô là CEO của Forest Wolf, công ty tư vấn trong lĩnh vực trang bị cho tương lai. Và là cố vấn chiến lược cho Minerva Project, một trong những trường Đại học có tinh thần đổi mới sáng tạo nhất trên thế giới.
Tiến sĩ Gregor Lim – Lange là chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học lâm sàng và tâm lý học tích cực, trí tuệ cảm xúc xã hội và chánh niệm. Ngoài ra, anh cũng là nhà đồng sáng lập kiêm trưởng phòng tâm lý của Forest Wolf.
2. Tổng quan.
Đây là cuốn sách rất hay viết về các kỹ năng cần thiết mà tất cả chúng ta cần phải chuẩn bị để có thể bắt kịp nhịp sống trong thời đại công nghệ 4.0.
Bằng tất cả những hiểu biết và chuyên môn rất giỏi, hai tác giả đã chỉ ra 5 kỹ năng cần phải có để trở nên mạnh mẽ và chủ động hơn trong tương lai. Đồng hành với cuốn sách này là những bài tập thực hành liên quan đến những kỹ năng mà các tác giả đã đề cập đến trước đó, rất tích cực và vô cùng hữu ích cho tất cả những ai muốn chuẩn bị một nền tảng kỹ năng tốt cho chính mình để thích nghi với nhịp sống công nghệ trong thời điểm hiện tại.

3. Review chi tiết.
3.1. Tập trung và chánh niệm.
Có một việc mà chúng ta cần phải làm đó là tự vệ trước tất cả những sự tấn công của các thiết bị công nghệ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê, trong năm 2020 thì mỗi một ngày chúng ta cần phải tiếp xúc với khoảng 82000 thông tin từ tất cả những phương tiện truyền thông, cũng như là những người xung quanh. Đây là một khối lượng thông tin khổng lồ, có khả năng làm sao nhãng sự tập trung của bất kỳ ai. Khối lượng thông tin phải tiếp nhận làm giảm sức lao động, sức sáng tạo của tất cả chúng ta trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cho dù có là ai đi chăng nữa ra.
Nhưng điều kinh khủng mà chúng ta phải đối mặt đó là sự tấn công này không ngừng tăng lên mỗi ngày và nó không hề có ý định dừng lại trong tương lai, thậm chí nó còn phát triển mạnh mẽ hơn. Sự tập trung là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà chúng ta buộc phải có để có khả năng sáng tạo và nâng cao hiệu suất lao động. Vì vậy đây là kỹ năng đầu tiên mà tác giả nhắc đến trong cuốn sách này.
Có rất nhiều cách khác nhau để duy trì được sự tập trung. Tuy nhiên chúng ta sẽ được biết đến một số những phương thức cơ bản để có thể rèn luyện được sự tập trung đó chính là tập yoga, thiền. Tất nhiên tập yoga hoặc thiền không phải là giải pháp duy nhất và nó cũng không phải là giải pháp dễ trong thời buổi tất cả mọi người đều tất bật để theo kịp sự phát triển của nhân loại. Nhưng nó là sự lựa chọn phổ biến nhất và phù hợp với đám đông. Bạn có thể cân nhắc sự lựa chọn này để trang bị cho mình kỹ năng phòng vệ trước sự tấn công của những thứ có thể cướp mất sự tập trung.
Hãy bảo vệ chính mình, bảo vệ sự tập trung, bảo vệ hiệu suất lao động, bảo vệ tương lai của bạn.

3.2. Tự nhận thức.
Trong cuốn sách này tác giả có nhắc đến một dạng năng lực mà chúng ta cần phải biết đó chính là năng lực tự nhận thức. Tác giả chia ra hai dạng năng lực nhận thức đó là nhận thức từ bên trong và nhận thức từ bên ngoài. Năng lực nhận thức từ bên trong là khả năng đánh giá nhận biết đâu là các giá trị, đâu là các động cơ, đâu là các động lực quy trình tư duy của bản thân.
Năng lực nhận thức từ bên ngoài là khả năng có thể hiểu được những gì mà người khác nhìn nhận về mình như thế nào từ những góc nhìn khác nhau. Với một năng lực nhận thức bên ngoài cao, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy thế giới thông qua con mắt của người khác, khiến bạn có khả năng đồng cảm được với họ tốt hơn.
Bạn cần phải tập trung vào rèn luyện khả năng tự nhận thức. Bởi vì khi nào rèn luyện được nhận thức cảm xúc, nhận thức được niềm tin, nhận thức được những gì thuộc về bản thân thì đó là thời điểm mà bạn sẽ hiểu bản thân mình nhiều hơn.
3.3. Đồng cảm.
Bên cạnh sự phát triển như vũ bão của các thiết bị công nghệ, cùng với sự phát triển không ngừng của các thiết bị trí tuệ nhân tạo, thì chúng ta cần phải nhớ rằng tất cả công nghệ đang phát triển không thể thay thế và lấp đầy được một kỹ năng quan trọng đó chính là sự đồng cảm. Bởi vì đồng cảm chính là năng lực bạn có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, suy nghĩ bằng suy nghĩ của người khác, thấu hiểu họ bằng trái tim. Khi mà bạn thực sự đồng cảm được với người khác thì bạn có khả năng nâng cao được được chỉ số cảm xúc và phát triển được những mối quan hệ xung quanh tốt.
Trong thời buổi cần phải làm việc đội nhóm liên tục, chính sự đồng cảm sẽ giúp cho việc kết nối mọi người lại với nhau, thu hẹp khoảng cách giữa những thành viên trong gia đình, rút ngắn khoảng cách giữa các thành viên trong cùng một đội nhóm. Việc làm này có ý nghĩa vô cùng lớn lao bởi vì nó sẽ giúp cho chúng ta thấu hiểu nhau hơn, cải thiện được chất lượng công việc và nâng cao được hạnh phúc gia đình.
Trong tác phẩm này thì tác giả cũng liệt kê ra ba loại đồng cảm là đồng cảm nhận thức, đồng cảm cảm xúc, đồng cảm trắc ẩn.
Tác giả cũng phân tích rõ cho chúng ta biết như thế nào là ba loại đồng cảm được liệt kê ở trên.
3.4. Giao tiếp phức tạp.
Trong phần này chỉ cần hiểu đơn giản đó là chúng ta thường xuyên phải quan sát một bức tranh tổng thể của cuộc sống để đưa ra những giao tiếp phù hợp.
Tác giả nói rằng cần phải tập trung vào bản thân mình và người khác, cần phải nhìn vào bức tranh lớn cũng như không được để cho cảm xúc chi phối. Ngoài ra chúng ta cần phải có khả năng tự nhận thức để kiểm soát hành vi của bản thân trước và trong mỗi cuộc giao tiếp được diễn ra.

3.5. Bền bỉ và linh hoạt.
Ngoài tất cả những kỹ năng nói trên thì kĩ năng cuối cùng có lẽ là quan trọng nhất. Bởi vì tất cả những gì mà chúng ta cố gắng sẽ trở thành vô ích nếu như cố gắng nửa vời. Có lẽ bạn cũng hiểu rằng không có bất kỳ một thứ gì trên cuộc đời này đến một cách dễ dàng. Vì vậy sự bền bỉ và linh hoạt trong quá trình thực hiện là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định thành công của chúng ta. Đôi khi có những thứ thứ rất tốt đẹp trên lý thuyết nhưng khi triển khai trong thực tế thì nó gặp rất nhiều vấn đề, chuyện gì sẽ xảy ra nếu như cứ gặp khó khăn thì bạn lại bỏ cuộc? Vì vậy sự bền bỉ và linh hoạt là một yếu tố quan trọng đối với bất kỳ ai để có thể tồn tại được trong thời đại này.
4. Tổng kết.
Đối với tôi đây là một cuốn sách vô cùng hữu ích để chuẩn bị cho tương lai. Bởi vì trước một xã hội biến đổi không ngừng từng giây từng phút như hiện nay, thì việc chuẩn bị cho mình những kỹ năng để chào đón tương lai là một yếu tố không thể thiếu. Ngoài ra tôi cũng là một người bố, vì vậy tôi luôn luôn muốn biết những kỹ năng cần thiết để hướng dẫn cho con của mình. Tôi thấy mình thật may mắn khi đã đọc được cuốn sách này, còn may mắn hơn nữa khi mà những kỹ năng tác giả liệt kê ra tôi thấy mình hoàn toàn có thể rèn luyện trong một thời gian dài và áp dụng nó vào cuộc sống.
Bạn hãy đọc cuốn sách này để chuẩn bị thật tốt cho tương lai bởi vì tôi tin việc chuẩn bị cho tương lai là yếu tố cần thiết trong bất kỳ thời điểm nào.
Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Enter your text here...