1. Thông tin tác giả.
Tác giả của cuốn sách này Charles Duhigg, ông đã từng là phóng viên của tờ báo New York và từng là một cây bút xuất sắc của thời báo Los Angeles. Trong khoảng thời gian từ năm 2007 tới bây giờ, ông đã liên tiếp nhận được vô số những giải thưởng lớn trong ngành báo chí . Đặc biệt hơn nữa, những cuốn sách của ông viết nhận được rất nhiều tình yêu mến và sự ngưỡng mộ của độc giả. Trong khoảng thời gian làm phóng viên tại Iraq, tác giả đã bắt đầu tìm hiểu về các hành vi thói quen khi được nghe thông tin về một thiếu tá của quân đội. Họ nói cho ông biết những thói quen đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống, đây chính là điểm mấu chốt làm cho tác giả đặc biệt quan tâm đến nghiên cứu các hành vi thói quen của con người.
2. Tổng quan.

Cuốn sách này sẽ cho bạn biết vì sức mạnh khủng khiếp của những thói quen tác động đến cuộc sống của chúng ta. Bên cạnh đó cũng sẽ biết được cách các thói quen được hình thành như thế nào, những quy luật tạo nên thói quen. Khi bạn hoàn toàn hiểu được những nguyên tắc của thói quen thì có thể biết được mình nên hình thành những thói quen tốt nào và loại bỏ những thói quen xấu. Thông qua cuốn sách này, bạn cũng sẽ giúp cho đội ngũ, công ty hay là các thành viên trong gia đình của bạn hình thành nên những thói quen mới tốt hơn, loại bỏ đi những thói quen xấu để cải thiện chất lượng cuộc sống và làm cho công việc kinh doanh trở nên tốt hơn.
3. Review chi tiết.
Cuốn sách này đề cập đến 9 nội dung, thông qua đó các bạn dễ dàng hiểu được nguyên nhân và các quy luật hình thành thói quen. Ngay bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về những nội dung mà tôi thấy đáng nhớ nhất.
3.1. Thứ nhất, lời giải thích dành cho quá trình hình thành thói quen.
Theo như những gì mà tác giả chia sẻ thì “Thói quen là những vòng lặp gợi ý – hoạt động – khen thưởng đơn giản mà tiết kiệm công sức và khả năng chịu đựng”.
Trong cuốn sách này tác giả sẽ chia sẻ cho bạn 3 quá trình để hình thành nên một thói quen bất kỳ.
Bước 1: đây là bước tiếp nhận những thông tin từ bên ngoài và nó chính là quá trình mà các tác nhân từ bên ngoài tác động lên chúng ta. Những gì mà môi trường bên ngoài tác động đến cuộc sống sẽ kích thích não hoạt động, từ đó bộ não sẽ sàng lọc những hình ảnh phù hợp.
Bước 2: sau khi đã sàng lọc được những hành động phù hợp thì lúc này bộ não sẽ hình thành nên những thói quen được duy trì hàng ngày, giống như việc đánh răng sau khi ngủ dậy. Từ việc cơ thể chấp nhận hành động đó và duy trì nó vào mỗi buổi sáng, khi hành động này được lặp đi lặp lại đủ nhiều thì chúng ta sẽ hành động trong vô thức.
Bước 3: Tạo ra sự sảng khoái với những kết quả được lặp đi lặp lại. Một ví dụ điển hình để cho bạn thấy đó là chúng ta cảm thấy vô cùng sảng khoái sau khi đánh răng vào buổi sáng. Với những người có thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, thì họ sẽ cảm thấy cơ thể khỏe mạnh hơn và vô cùng hưng phấn tinh thần sau khi tập luyện, quá trình này được lặp đi lặp lại liên tục.
3.2. Thứ hai, quy luật tồn tại của thói quen là tạo ra sự thèm khát.

Tác giả chia sẻ với chúng ta quy luật tồn tại của một thói quen, chỉ đơn giản là tạo ra sự thèm khát. Kết luận này của tác giả cũng rất dễ hiểu. Nếu nhìn vào cuộc sống thực tế thì sẽ thấy có rất nhiều người duy trì một thói quen uống cà phê buổi sáng. Nếu như một ngày nào đấy họ không được uống cà phê vào khung giờ mà họ thường uống thì nó sẽ tạo ra cảm giác thèm khát. Họ sẽ không tập trung vào công việc được. Một hình dung dễ hiểu hơn đó là nếu bạn có thói quen đi ngủ vào lúc 22h đêm, thì cứ để khung giờ đó bạn sẽ có cảm giác buồn ngủ, đó chính là tạo ra sự thèm khát.
3.3. Thứ ba, cách để bạn thay đổi thói quen.
Như chúng ta đã biết quy luật tồn tại của thói quen đó là tạo ra sự thèm khát. Vì vậy để thay đổi một thói quen thì việc đầu tiên bạn cần phải tạo ra một thói quen mới để thay thế cho một thói quen bạn muốn thay đổi. Vì nếu như không có một thói quen mới được tạo ra thì bạn không thể chống lại được sự thèm khát của những thói quen cũ mà bạn đang muốn thay đổi.
Một ví dụ đơn giản của việc thay đổi thói quen:
Nếu bạn muốn từ bỏ thói quen hút thuốc lá thì phải bắt đầu hình thành nên một thói quen mới như là chạy bộ. Việc chạy bộ sẽ giúp cho tâm trí của bạn bận rộn và chuyển hướng tập trung từ việc hút thuốc lá sang việc chạy bộ. Lúc này sự thèm khát được chuyển từ thèm khát hút thuốc lá sang một trạng thái thèm khát hưng phấn và thăng hoa tinh thần từ việc chạy bộ. Qua thời gian thói quen chạy bộ được hình thành và thói quen hút thuốc lá mất đi.
3.4. Thứ tư, thay đổi thói quen nhờ vào việc tập trung vào những điều chính và có những thành quả nhất định với nó.

Trong phần này tác giả chia sẻ khá nhiều nhưng tôi xin tóm tắt lại theo ý hiểu của mình như sau:
Trong cuộc đời của chúng ta sẽ có rất nhiều những thói quen và và thành công của những thói quen này là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy bạn cần phải tập trung vào những thói quen tốt có khả năng tạo ra sự chuyển hướng rõ rệt trong cuộc sống.
Ví dụ: trong lúc đọc sách bạn sẽ có thói quen như là uống cà phê hoặc là nghe nhạc, ghi chú lại những điều mà bạn đọc được, tắt các thiết bị xung quanh để tăng sự tập trung….Tất cả những thói quen trên đều tốt cho việc đọc sách.
Tuy nhiên nếu trong cùng một thời điểm, bạn cần phải tập trung là một thói quen nào đó để có thể tạo ra một kết quả rõ rệt thì hãy chọn một thói quen mà bạn nghĩ là sẽ tạo ra sự thay đổi rõ rệt nhất.
Ví dụ: tôi bắt đầu từ việc tắt tất cả các thiết bị kết nối internet trong lúc đọc sách. Việc làm này đã giúp tôi tập trung toàn bộ vào cuốn sách và nó thay đổi kết quả đọc sách của tôi một cách rất đáng kể. Qua thời gian thì tôi sẽ bổ sung thêm những thói quen mới bên cạnh thói quen mà tôi đã thay đổi để cải thiện việc đọc sách mỗi ngày.
4. Tổng kết.
Thói quen hình thành và chi phối cuộc sống của chúng ta mỗi ngày, mỗi phút. Vì vậy hãy học cách điều chỉnh những hành vi và thói quen để có cuộc sống tốt hơn mỗi ngày. Tuy nhiên để điều chỉnh được những hành vi của bản thân hoặc của một tổ chức cần phải hiểu được căn nguyên và các quy luật hình thành thói quen. Thông qua cuốn sách này chúng ta sẽ học được những điều đó, quan trọng hơn đó là những kiến thức và cách chia sẻ rất dễ để áp dụng vào cuộc sống thường ngày.
Hãy đọc cuốn sách này tôi tin là nó tốt cho bạn.
Enter your text here...