1. Thông tin tác giả.

Morgan Housel là một người rất nổi tiếng với những bài viết và những cuốn sách về chủ đề tài chính cá nhân. Với những quan điểm vô cùng đúng đắn và thú vị về tiền bạc và tài chính, những chủ đề liên quan đến đầu tư và kinh doanh, tác giả đã thực sự thay đổi cuộc sống của hàng triệu triệu người.

Sinh ra và lớn lên tại Mỹ, ông đã từng là một đối tác của công ty đầu tư mạo hiểm tên là The Collaborative Fund.

Ông cũng đã từng là một nhà báo của những tạp chí lớn về chủ đề liên quan đến tài chính kinh doanh và đầu tư như: The Motley Fool và The Wall Street Journal.

Ông có hai lần được đạt giải thưởng kinh doanh xuất sắc nhất của hiệp hội nhà văn và biên tập kinh doanh Hoa Kỳ.

Ông đã từng nhận được giải thưởng của thời báo New York và đã từng lọt vào chung kết của giải thưởng Gerald Loeb cho báo kinh doanh và đầu tư sản xuất sắc. 

2. Tổng quan.

Tam Ly Hoc Ve Tien Anh2

Trong số tất cả chúng ta khi tiếp cận cuốn sách này đều có những mục đích riêng và trong một trạng thái hoàn toàn khác nhau. Dù bạn đến với cuốn sách này trong một trạng thái như thế nào đi chăng nữa thì cũng sẽ học được rất nhiều những bài học vô cùng bổ ích.

Chỉ với khoảng 200 trang sách với 19 câu chuyện được trình bày rất tốt và đơn giản, tác giả đã lột trần toàn bộ những tâm lý học về tiền, làm cho chúng ta hiểu được một thông điệp vô cùng quan trọng đó là: việc bạn kiếm được nhiều tiền như thế nào thì không liên quan gì đến việc bạn thông minh ra sao. 

Một thiên tài nếu không kiểm soát được cảm xúc thì anh ta có thể dẫn tới một thảm họa tài chính vô cùng lớn. Những người bình thường không có kiến thức về tài chính có thể trở nên giàu có nếu như họ nắm được trong tay những kỹ năng hành sự không liên quan đến trí thông minh.

Tất cả những thành công trong ông lĩnh vực tiền bạc không phải là một môn khoa học quá là khó khăn với hầu hết tất cả mọi người. Nó là một kỹ năng mềm mà tất cả mọi người đều có thể học và rèn luyện được.

Với tôi đây là một cuốn sách rất hay bởi vì nó gần như lột trần toàn bộ những sự thật về tiền và thay đổi những niềm tin sai lầm của tôi về tiền. Nó thực sự là một cuốn sách đáng để đọc và không hổ danh là nó đã đạt được rất nhiều những giải thưởng ngay từ khi xuất bản.

3. Review chi tiết.

Trong cuốn sách, tác giả có đề cập đến rất nhiều chủ đề và quan điểm thú vị. Và ngày sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về chủ đề mà tác giả đã đề cập đến mà Tôi thấy đáng nhớ nhất. 

Tam Ly Hoc Ve Tien Anh1

3.1. Vai trò của may mắn và rủi ro.

Về chủ đề này này thì tác giả có một quan điểm rõ ràng rằng thế giới quá khó khăn và phức tạp để có thể kiểm soát được 100% kết quả chỉ bằng 100% nỗ lực cá nhân. Tất cả mọi kết quả trong cuộc sống đều được tác động bởi các lực lượng từ bên ngoài và  tất cả những nỗ lực của cá nhân. Đó chính là những rủi ro và may mắn.

Tác giả cũng chỉ cho chúng ta thấy rằng sự may mắn là vô cùng quan trọng nhưng mà người ta thường ít để ý và quan tâm đến may mắn. Mặc dù may mắn cũng xảy ra thường xuyên, liên tục và phổ biến như rủi ro. Tác giả khuyên chúng ta nên cẩn thận với giả định rằng 100% kết quả của chúng ta nhận được là 100% do nỗ lực của cá nhân. Theo tôi hiểu tác giả khuyên chúng ta rằng ngoài việc tập trung vào nỗ lực cá nhân thì cũng nên tập trung vào yếu tố xung quanh. 

3.2. Làm giàu so với giàu có.

Trong phần này tác giả có đưa ra quan điểm rằng có rất nhiều cách để chúng ta có thể trở nên giàu có. Tuy nhiên có một cách vô cùng phù hợp đó là cách kết hợp “tiết kiệm và hoang tưởng”.

Ông có lấy dẫn chứng về một trường hợp là một nhà giao dịch chứng khoán vô cùng vĩ đại đã kiếm được 100 triệu đôla trong 1 thời gian rất ngắn. Nhưng ngay sau đó ông đã quá ảo tưởng sức mạnh, đặt tất cả niềm tin vào thị trường và trở nên trắng tay, nợ nần chồng chất và chết đi  trong một lần tự sát. Thông qua ví dụ này ta thấy được rằng: để trở nên giàu có thì cần phải chấp nhận những rủi ro và cần phải luôn luôn trong trạng thái lạc quan.

Rõ ràng rằng chúng ta cần có một chút của sự hoang tưởng kết hợp với một chút của sự tiết kiệm thì mới có thể làm nên sự giàu có và duy trì được sự giàu có. Nếu bạn hoàn toàn hoang tưởng, chắc chắn bạn sẽ bị thua lỗ rất nặng nề. Nhưng nếu bạn không hoang tưởng thì bạn sẽ rất khó để có được giàu có về mặt tiền bạc.

3.3. Sự kiện đuôi thúc đẩy kết quả.

Sự kiện đuôi mà tác giả nhắc đến làm cho chúng ta dễ dàng liên tưởng đến “nguyên tắc Pareto” hay còn gọi là nguyên tắc 8/2 tức là: một thứ gì trên cuộc đời này cũng đều tuân thủ theo nguyên tắc 80/20 ví dụ đơn giản như sau:

80% kết quả mà bạn nhận được do 20% sự nỗ lực tạo ra

20% thời gian tập trung làm việc của bạn tạo ra 80% kết quả

20% bài viết ở trên một website nào đó thì sẽ tạo ra 80% chất lượng.

Thông qua những gì mà tác giả chia sẻ chúng ta đúc kết được rằng cần phải tập trung đúng những thứ có khả năng tạo ra kết quả lớn.

3.4. Sức mạnh của lãi kép.

Trong phần này tác giả chỉ ra rằng một người đầu tư gần như hết cuộc đời như Warren Buffett thì cũng chỉ nhận được 80% kết quả sau năm 65 tuổi.

Chúng ta chỉ cần chọn đúng các sản phẩm đầu tư và đầu tư nó trong một khoảng thời gian đủ dài để tận dụng được sức mạnh của lãi suất kép.

Để hiểu được điều này bạn  chỉ cần nhớ lại bài học về số hạt thóc trên 64 ô của bàn cờ.

Mấu chốt của vấn đề mà chúng ta cần phải học được trong phần này đó chính là phải sử dụng sức mạnh của lãi suất kép. Và để khai thác được triệt để sức mạnh của lãi suất kép thì cần phải đầu tư trong một khoảng thời gian dài.

3.5. Sự giàu có giúp bạn kiểm soát thời gian của mình.

Những người nghèo thường nói với nhau rằng thời gian qua đi không có cách nào lấy lại được. Nhưng trong con mắt của những người giàu có thì họ có một cách khác để mua  thời gian đó chính là dùng tiền là đòn bẩy.

Nói một cách dễ hiểu thì bạn sẽ thấy một ông chủ nào đó bỏ một khoản tiền ra thuê 100 công nhân làm việc cho anh ta. Thực chất số tiền này đã mang đến sự tự do thời gian cho ông chủ và kiểm soát toàn bộ thời gian của 100 người nhân viên kia. Đây chính là một cách để kiểm soát thời gian của chính mình, mua sự tự do của người khác.

Tác giả cho rằng giá trị nội tại lớn nhất của tiền đó chính là nó cho chúng ta khả năng kiểm soát thời gian của chính mình.

3.6. Vai trò bất ngờ và ẩn số.

Giáo sư Scott Sagan của Stanford: "Những điều chưa từng xảy ra trước đây luôn xảy ra."

Chúng ta hãy hiểu điều này một cách đơn giản như sau:

Nếu những gì chưa từng xảy ra trong quá khứ thì không có nghĩa rằng nó sẽ không xảy ra trong tương lai. Vì vậy nếu như dùng những dữ liệu của quá khứ để hoạch định tương lai thì đấy là một điều rất ngu ngốc, ngớ ngẩn và nó thực sự là một điều vô ích. Tất cả những gì liên quan đến tiền bạc và kinh tế học là một lĩnh vực thay đổi liên tục theo thời gian. Vì vậy những việc mà bạn làm không được dựa trên những dữ liệu của quá khứ.

3.7. Không có gì miễn phí.

Mọi thứ trên cuộc đời này đều cần phải có một giá nào đó để đạt được, không có bất cứ một thứ gì là miễn phí. Tất cả thành công của chúng ta đều cần có một sự nỗ lực và cố gắng rất lớn trong một thời gian dài.

Kiếm tiền và làm giàu đòi hỏi nhiều sự nỗ lực trong một khoảng thời gian rất dài. Vì vậy đừng mong chờ bất cứ thứ gì đến với bạn dễ dàng, đặc biệt là miễn phí. 

4. Tổng kết.

Tôi rất thích cuốn sách này và đọc nó nhiều lần. Tôi nghĩ đây là một quyển sách rất phù hợp với những ai cần thay đổi niềm tin về tiền và làm cho cuộc sống trở nên tốt hơn trong tương lai.

Chúng ta được sinh ra trong một đất nước trải qua những năm chiến tranh rất nhiều đau khổ. Vì vậy có một số những niềm tin về tiền được gieo rắc trong nhiều năm qua, đến thời điểm hiện tại không còn đúng nữa, nhưng nó vẫn gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của thế hệ trẻ. Vì vậy nếu bạn đang trong giai đoạn lập nghiệp và cần sự vất vả thì đây thực sự là một cuốn sách cần thiết cho bạn.

Bạn cũng có thể tặng cuốn sách này cho con cái hoặc là người thân nếu bạn muốn họ có những niềm tin tốt hơn về tiền.

Enter your text here...

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>