1. Thông tin tác giả.

 Rory Vaden sinh ngày 26/07/1982, là một nhà đào tạo, một nhà hoạch định chiến lược, đồng thời Rory Vaden còn là một nhà truyền động lực sống cho các học viên và khách hàng của mình. 

2. Giới thiệu.

Cuốn sách này đã chỉ ra và nhấn mạnh rằng thành công không đến nhanh như  suy nghĩ của nhiều người như hiện nay.

Để thành công được như nhiều người mà bạn đang thấy là một điều không hề dễ dàng. Nó cần phải thật sự nỗ lực trong một thời gian rất dài và trải qua rất nhiều thử thách, mà một người tầm thường không thể làm được.

Những người thành công có đủ lý trí để làm những điều mà họ không muốn làm để có được thứ họ muốn, họ luôn sẵn sàng vượt qua vùng an toàn của bản thân.

Áp lực vô cùng lớn của thói quen cũng như vùng an toàn trên bộ não là thứ mà mỗi người cần phải vượt qua trên chặng đường chinh phục thành công.

Đương nhiên chúng ta cần phải nói đến ý chí là điều tiên quyết cần phải có, để thành công bền vững, lâu dài và thực sự kiểm soát được thành công của mình.

Cuốn sách này không bàn về cách để giải quyết mọi vấn đề trên thế giới, mà nó sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn của chính mình. Nếu bạn muốn thay đổi thế giới hãy bắt đầu bằng việc thay đổi bản thân, nếu bạn muốn thay đổi bản thân thì hãy đầu từ việc đọc cuốn sách này.

Trích đoạn hay nhất của cuốn sách:

“Lần gần đây nhất đứng trước một thang bộ và một thang máy bạn có chọn leo cầu thang bộ hay không? Nếu bạn giống với 95% dân số trên thế giới thì chắc là không đâu. Hầu hết mọi người đều không chọn đi cầu thang bộ vì họ muốn đi “lối tắt” . 

Ai cũng muốn thành công và hạnh phúc. Nhưng lúc nào chúng ta cũng muốn tìm kiếm một con đường thành công bằng phẳng. Ta chọn đi thang máy với hy vọng rằng cuộc đời sẽ dễ thở hơn nhưng không may là khi cố tìm cách để đơn giản hóa vấn đề thì ta lại làm cho mọi thứ trở nên rắc rối hơn”

Thanh Cong Khong Chop Nhoang Anh2

3. Những điều tuyệt vời tôi học được.

Tác giả đã đề cập đến 7 quy tắc dùng để kỷ luật bản thân để giải phóng tiềm năng của bản thân.

3.1. Quy tắc 1: Hi sinh - Nguyên tắc mâu thuẫn.

Trong cuộc sống bạn phải luôn luôn đưa ra những quyết định như: “có nên mua món đồ đó hay để dành tiền cho những việc quan trọng hơn”, “ Nên dành thời gian cuối tuần cho việc học ngoại ngữ hay là đi ăn uống xem phim với bạn bè cho sướng cái thân?”

Và phải thường xuyên đứng trước hàng nghìn sự lựa chọn khác nhau trong cuộc sống thường ngày.

Mọi thứ không đơn giản như vậy bởi vì đôi khi bạn phải đứng trước hàng trăm sự lựa chọn tương tự giống nhau, tức là nó không khác nhau quá nhiều để dễ dàng đưa ra quyết định.

Hầu hết chúng ta đều biết rằng khi đứng trước hai sự lựa chọn thì bộ não thường có xu hướng khuyến khích ta chọn việc dễ thực hiện hơn. Bởi vì bộ não luôn có xu hướng chọn những thứ đơn giản để tiết kiệm năng lượng. Đây là một hành vi tự nhiên của cơ thể.

 Thêm nữa thì cơ thể ta sẽ thường xuyên khuyến khích chọn những lựa chọn mà dễ dàng mang lại những cảm giác khoái cảm, sung sướng, vui vẻ, hạnh phúc cho cơ thể. Ví dụ như thay vì chọn chạy bộ thì nó khuyến khích chúng ta chọn ngủ nướng.

 Thay vì khuyến khích ăn theo chế độ được bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích để đảm bảo sức khỏe thì nó thường xuyên khuyến khích ta lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều dầu mỡ bởi vì những thứ đó dễ dàng tạo ra cảm giác khoái cảm khi ăn uống.

 Những người thành công thì biết rằng “những vất vả này này chỉ diễn ra trong một quãng thời gian ngắn hạn và mọi thứ sẽ sớm kết thúc thôi”.

Đó là lý do vì sao những người thành công thường có xu hướng chọn những sự lựa chọn khó khăn hơn vì họ hiểu những gì mà họ làm ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả ngày mai.

Không phải tất cả những người thành công sinh ra có những tố chất đặc biệt mà chúng ta không có.  

Sự khác biệt của người không thành công với những người thành công nằm ở chính những tiêu chuẩn đề ra khi lựa chọn. Trong khi phần lớn mọi người thường lựa chọn vì những thôi thúc nhất thời, thì những người thành công sẵn sàng hi sinh vì họ dựa trên những quyết định logic. Họ chọn những sự lựa chọn khó khăn vì họ tin vào kết quả của lựa chọn đó.

3.2. Quy tắc 2: Quy tắc cam kết - Nguyên tắc tăng cường.

Nguyên tắc này chỉ ra một sự thật rằng khi bạn đầu tư càng nhiều cho một việc gì đó thì tỷ lệ thất bại của nó càng ít đi.

Nói một cách dễ hiểu thì đó là tỉ lệ thành công của một việc gì đó sẽ tỉ lệ thuận với mức độ bạn tập trung vào nó.

 Sự khác nhau đến đến từ hai thái độ đó chính là “tôi chưa chắc chắn lắm” và thái độ “Tôi sẽ theo đuổi đến cùng”. 

Người thành công có xu hướng đặt câu hỏi “làm thế nào” thay vì đặt câu hỏi “có nên làm hay không”. 

Khi đặt câu hỏi làm thế nào thì não bộ sẽ được kích hoạt và bạn sẽ có xu hướng tìm được các phương pháp để giải quyết vấn đề. 

Còn nếu đặt câu hỏi là có nên làm hay không thì não bộ sẽ hoạt động theo thói quen và nó thường chọn phương án không làm.

Thông qua quy tắc này thì bạn sẽ học được một thứ rất quan trọng đó chính là sự cam kết. Khi làm một việc gì đó hãy có thái độ “tìm giải pháp” thay vì “thái độ thoái lui” khi gặp khó khăn.

3.3. Quy tắc 3: Quy tắc tập trung - nguyên tắc khuếch đại.

Quy tắc tập trung mà tác giả chia sẻ rất đơn giản đó là nói về sự tập trung thật sự rất quan trọng trong cuộc sống.

Tập trung là sức mạnh,  một bước quan trọng để nâng cao tính kỷ luật của bản thân là nâng cao sự tập trung.

Có ba loại trì hoãn cơ bản đầu tiên đó là:Trì hoãn cổ điển - Loại trì hoãn này là chúng ta chủ tâm làm đình trệ những việc mà ta biết mình cần phải làm. 

Loại trì hoãn thứ hai - Là  lảng tránh có tính sáng tạo - một hành động mà bạn sẽ vô thức lấp đầy ngày làm việc của mình bằng những việc lặt vặt không mang lại giá trị. Bạn làm tất cả những việc này để lảng tránh việc mà bạn cần phải làm.  

Loại trì hoãn - Là ưu tiên pha loãng -  loại trì hoãn này bạn thường có xu hướng biến việc khẩn cấp thành những việc quan trọng.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trí não của con người hoạt động nhanh gấp bảy lần tốc độ nói, trong tâm trí luôn luôn tồn tại những tiếng nói nhỏ ngăn cản bạn hành động. 

Để thành công trong cuộc sống thì bạn phải biết vượt qua những tiếng nói nhỏ này, để chế ngự hoàn toàn ba loại trì hoãn trên, để tập trung 100% vào việc tạo ra giá trị. 

3.4. Quy tắc 4: Quy tắc Toàn tâm toàn ý.

Nguyên tắc 4 nói về việc cần phải toàn tâm toàn ý thực hiện mục tiêu của bản thân, để làm được điều này hãy nói hoặc viết ra ý tưởng suy nghĩ của mình.

Những ý tưởng được viết ra hoặc nói ra thì chúng tồn tại và có khả năng thôi thúc bạn thực hiện được mục tiêu.

Thanh Cong Khong Chop Nhoang Anh1

3.5. Quy tắc 5: Quy tắc lên lịch - Nguyên tắc  thu hoạch.

Nguyên tắc này Rory Vaden chỉ ra cách quản lý thời gian trong việc thực hiện mục tiêu 

Rory Vaden có đưa ra một khái niệm rất thú vị về “cân bằng”. Theo tác giả “cân bằng” không có nghĩa là chia thời gian bằng nhau cho mọi hoạt động. 

Cân bằng là dành thời gian hợp lý cho những ưu tiên quan trọng hơn thay vì đặt câu hỏi “mình có đủ thời gian làm việc này hay không”, thì nên đặt câu hỏi “khi nào là thời điểm tốt nhất để tập trung vào hoạt động làm việc này”.

Cuộc đời mỗi người có rất nhiều mùa: “mùa học tập”, “mùa tình yêu”, “mùa tăng trưởng”, “mùa hạnh phúc”, “mùa khổ đau”. 

Mỗi mùa được diễn ra theo một cách khác nhau trong cuộc đời. Có những mùa chỉ diễn ra trong vài chục giây, có những mùa diễn ra trong vài chục phút, nhưng cũng có những mùa sẽ diễn ra trong cuộc đời chúng ta trong nhiều năm. 

Tác giả khuyên chúng ta nên đặt câu hỏi là ta đang ở trong mùa nào để hoàn thành những hoạt động đi kèm với nó và cần làm gì để thu hoạch tối đa cho vụ mùa này.

Ví dụ: Bạn đang ở trong mùa học tập thì bạn không thể nghĩ đến việc sửa chữa nhà cửa.

3.6. Quy tắc 6: Quy tắc Niềm tin - Nguyên tắc góc nhìn.

Để cải thiện kỷ luật của bản thân, để thay đổi hành vi hãy thay đổi góc nhìn.

Nếu có một góc nhìn đủ rộng thì tất cả những thành công và thất bại đều thu lại đúng kích cỡ thực sự của nó. 

Nếu một ngày nào đó bạn thực sự phải chịu đựng khó khăn, thất bại cay đắng. Nếu bạn có góc nhìn đúng thì bạn thấy cuộc đời của mỗi người là 1/365 của 80 năm. Với 80 năm tuổi thọ trung bình của mỗi người thì những thất bại cay đắng, khó khăn phải chịu đựng trong ngày hôm đó chỉ là một thứ gì đấy cực kỳ nhỏ, nó nhỏ hơn những gì mà bạn đang nghĩ rất nhiều.

Nếu bạn luôn tin rằng có một nơi tương lai tươi sáng đang chờ đón và bạn đang chuẩn bị sẵn sàng cho nó,  thì bạn cũng có một cơ sở cho một tầm nhìn thích hợp với những vấn đề và những rắc rối của ngày hôm nay.

Chiều sâu niềm tin quyết định độ rộng của góc nhìn, độ rộng của góc nhìn quyết định tầm vóc của vấn đề.

Xét trong ngày hôm nay thì thử thách khó khăn rất lớn,  xét trong cả cuộc đời thử thách hôm nay là rất nhỏ, xét trong vĩnh hằng một thử thách chẳng là gì cả.

Đôi khi đưa ra những sự lựa chọn và Quyết Định Sai là do bạn thiếu tầm nhìn và niềm tin. Mở rộng tầm nhìn, lùi lại một bước để nhìn toàn cảnh cuộc đời, sẽ khiến bạn đưa ra những quyết định khiến mình hạnh phúc dài lâu.

3.7. Quy tắc 7. Quy tắc Hành động.

Trong mỗi con người đều có ba trạng thái kìm hãm việc hành động trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ba trạng thái đó chính là: sợ hãi, đòi hỏi và cầu toàn.

Sợ hãi - Tôi sợ làm điều này.

Đòi hỏi - Đây không phải việc của tôi - tôi không phải làm việc này.

Cầu toàn - Không bắt đầu làm việc này nếu như tôi không chắc chắn rằng mình sẽ làm nó một cách hoàn hảo.

Để thoát khỏi ba yếu tố kìm hãm bản thân hành động mạnh mẽ thì bạn cần phải thiết lập nên hệ thống 360 độ trách nhiệm, tức là bạn phải có trách nhiệm với ít nhất với bốn mối quan hệ dưới đây:

Người giám sát: Cấp trên hoặc là người hướng dẫn trực tiếp của bạn.

Người cấp dưới: Một người nào đó đang được hướng dẫn hoặc nhân viên của bạn.

Người bạn có ý nghĩa: đó có thể là bất kỳ ai như bạn đời, thành viên trong gia đình, đồng nghiệp hoặc là một người bạn chí cốt.

Người ủng hộ bạn: Tất cả những người ủng hộ bạn thì bạn phải có trách nhiệm với họ.

Thành công là một chặng đường dài đòi hỏi chúng ta phải thực sự có ý chí kiên trì dám vượt qua những cám dỗ của cuộc sống.

Thành công không đến với những người lười biếng và hèn nhát. Thành công chỉ đến với những người siêng năng chịu khó và dũng cảm lựa chọn những sự lựa chọn khó khăn.

Nếu bạn thấy mình cần thành công hơn nữa, nỗ lực hơn nữa hãy nhận món quà ý nghĩa này từ tôi.

Xin cảm ơn.

Enter your text here...

Insert Table of Contents
{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>