1. Thông tin tác giả.
Freakonomics là một giảng viên rất nổi tiếng của Trường Đại học Chicago.
Trong suốt quá trình giảng dạy và nghiên cứu của mình ông đã sử dụng tất cả những công cụ kinh tế theo cách hoàn toàn khác với những người bình thường. Đây là những cách phi chính thống và không theo bất kỳ một quy luật nào. Mục đích của ông là khám phá tất cả những góc khuất của các công cụ kinh tế để tìm ra các vấn đề của xã hội. Vì vậy những phương pháp của ông tạo ra rất nhiều những ý kiến trái chiều, đặc biệt với những người sử dụng những công cụ kinh tế theo cách hàn lâm.
Stephen J. Dubner là tác giả của rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng, ông cũng đồng thời là nhà biên soạn kỳ cựu cho tạp chí New York Time. Ông đã từng xuất bản nhiều cuốn sách nổi tiếng như: lời tự thú của kẻ sùng bái...
2. Tổng quan.

Đã bao giờ bạn chọn một thứ gì chỉ bởi vì những người xung quanh đã chọn nó và sẽ ủng hộ nó hay chưa.
Có khi nào bạn tin và lặp đi lặp lại một quan điểm hoặc là một lập luận nào đó mà đã từng gặp ở trên báo chí hoặc là truyền hình, mặc dù là bạn chưa thực sự kiểm định những lập luận đó?
Chúng ta thường có xu hướng giới hạn những quyết định của mình theo cái cách mà thế giới xung quanh chúng ta vẫn vận hành như một thói quen. Hơn thế nữa sẽ bị giới hạn hiệu quả khi chúng ta thực sự phải tìm ra một cách nào đấy để giải quyết vấn đề chỉ bởi vì bị ảnh hưởng bởi những hành động quen thuộc từ môi trường xung quanh.
Cuốn sách này rất thú vị bởi vì hai tác giả sẽ giúp cho bạn nhìn thế giới và giải quyết mọi vấn đề theo một cách khác đi, nó phi truyền thống hoàn toàn so với tất cả những cách mà trước đây mà bạn đã từng biết. Phương pháp này sẽ giúp cho bạn mở rộng thế giới nhân sinh quan của mình và khám phá năng lực bản thân tốt hơn. Tất cả mọi thứ không còn bị giới hạn bởi những gì mà bạn biết trước đây và cũng không bị giới hạn bởi môi trường sống xung quanh nữa.
Bạn sẽ học được cách nhìn thế giới xung quanh không giống bất kỳ ai và bằng cách đó bạn sẽ tìm ra rất nhiều những giải pháp mà có thể trước đây chưa từng nghĩ đến.
3. Review chi tiết.
Trong cuộc sống của chúng ta có hàng trăm vấn đề được thải ra mỗi ngày. Nếu như bạn học được cách tư duy khác so với những người xung quanh, hoặc chỉ đơn giản là nghĩ khác so với trước đây đã từng nghĩ, thì bạn sẽ tìm được những phương pháp tốt hơn để giải quyết vấn đề. Có những cách có thể bạn không bao giờ nghĩ tới thì bạn sẽ tìm ra khi đọc cuốn sách này.
Cuốn sách “tư duy kẻ lập dị” tập trung chủ yếu vào chủ đề về làm thế nào để tìm ra những phương án tư duy đơn giản, lập luận tất cả mọi vấn đề theo phương hướng thực dụng hơn, học cách bỏ qua những suy nghĩ vĩ mô hoành tráng.
Có một điều rất thú vị của cuốn sách này đó là nó kể ra rất nhiều những câu chuyện dị thường nhưng mà được hiểu một cách rất lôgic dưới góc nhìn của những nhà kinh tế học.
3.1. Ba từ khó nói nhất trong tiếng Anh? Học cách trả lời câu hỏi theo tư duy như một kẻ lập dị.
Hầu hết chúng ta đều biết đến một cụm từ rất đơn giản trong tiếng Anh, nó phổ biến tới mức bất kỳ ai biết một chút ngoại ngữ cũng đều biết đến nó, đó chính là từ I love you. Bạn nghĩ rằng từ này dễ nói đúng không? Thế thì bạn đã nhầm rồi đấy. Nếu bạn tư duy theo cách nghĩ của Một Kẻ Lập Dị thì từ này không chỉ đơn giản như những gì mà bạn đang nghĩ.
Thực tế thì đây là cụm từ khó nói nhất trong tiếng Anh.
Nếu bạn thực sự tư duy Như Một Kẻ Lập Dị thì hãy tưởng tượng mình phải trả lời những câu hỏi nhanh sau khi nghe một câu chuyện rất đơn giản dưới đây.
Hãy đọc kỹ câu chuyện này và trả lời thật nhanh 4 câu hỏi hỏi ngày sau đó.
Có một cô bé tên là Mary ra bãi biển cùng với mẹ và anh trai. Họ lái xe màu đỏ. Trên bãi biển họ bơi, ăn kem, đùa nghịch trên cát và ăn trưa với vài chiếc bánh kẹp.
Có 4 câu hỏi sẽ cần bạn trả lời thật nhanh
Chiếc xe màu gì
Họ có ăn trưa với cá rán và khoai tây chiên không?
Họ có nghe nhạc trên xe không?
Họ có uống nước chanh vào bữa trưa không?
Bạn sẽ thấy bốn câu hỏi này chẳng liên quan gì đến câu chuyện ở trên thế nhưng thực tế câu trả lời xuất hiện ngay khi khi bạn trả lời xong câu thứ tư.
3.2. Giải quyết vấn đề khó khăn theo cách lập dị của vua Solomon.
Có một câu chuyện được kể lại như sau:
Có một một cậu bé bị hai người phụ nữ tranh giành quyền được nuôi dưỡng và họ quyết định đưa đứa trẻ đến gặp nhà vua để đòi được phân xử. Sau khi nghe cả hai người tranh luận và tự chứng minh, nhà vua quyết định là cưa đôi đứa trẻ ra để cả hai người đều được nuôi dưỡng. Ngay sau khi nghe phán quyết của nhà vua, ngay lập tức một người phụ nữ mỉm cười đồng ý người còn lại thì nói rằng tôi không muốn nhận đứa trẻ nữa hãy chia lại cho người kia. Thông qua biểu hiện của hai người nhà vua sẽ biết được ai thực sự là mẹ của đứa trẻ. Câu trả lời chính là người đã từ chối nhận một nửa đứa trẻ vì có cảm giác đau xót khi con mình bị cưa đôi, còn kẻ mỉm cười chính là kẻ xảo trá.
3.3. Bạn có muốn trở thành một người tư duy như một kẻ lập dị?

Tất cả mọi người trong đó có chúng ta đều có một nhu cầu trở nên giỏi giang hơn và tất nhiên ai cũng muốn mình có được những thứ mong muốn. Tuy nhiên có rất nhiều người khi lao vào hành động theo một đám đông nào đó để rồi bất chấp tất cả mọi sự nỗ lực, họ vẫn không có được kết quả như mong muốn.
Không có bất kỳ ai trên cuộc đời này là giỏi toàn diện. Nếu như bạn bắt một con khỉ thì bơi với một con cá thì chắc chắn là con khỉ sẽ bị thua. Tương tự như vậy nếu bạn yêu cầu một con cá thi trèo cây với một con khỉ thì chắc chắn con cá sẽ bị thua.
Trong chương cuối cùng của cuốn sách hay tác giả có đưa ra lời khuyên cho độc giả đó là: hãy biết từ bỏ đúng thời điểm.
Từ bỏ không có nghĩa bạn là một kẻ thất bại, từ bỏ để tìm kiếm một cơ hội tốt hơn để chinh phục.
4. Tổng kết.
Chúng ta sống trong một xã hội có đầy đủ tất cả những khó khăn và thử thách, trong đó có rất nhiều người giỏi hơn chúng ta. Đôi khi có quá nhiều người giỏi hơn chúng ta cũng không phải là một ý tưởng tốt, bởi vì có thể sẽ tạo ra cảm giác bị ảo tưởng.
Cuộc sống của chúng ta có tác động lên những người xung quanh. Đương nhiên tất cả những hành động và lời nói của những người xung quanh cũng tác động lên chúng ta và ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Để khắc chế được vấn đề này chúng ta phải học cách tư duy khác.
Kiểu tư duy như thế này được gọi là tư duy phản biện. Tư duy phản biện giúp cho chúng ta khám phá ra những điều còn ẩn chứa.
Enter your text here...