Thị trường ngách là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều trong một thời gian dài. Vì đặc tính khác biệt của thị trường ngách so với các dạng thị trường khác, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn khởi nghiệp với cơ hội này. Vậy, doanh nghiệp cần gì để phát triển trong thị trường ngách? Làm thế nào để xác định được thị trường ngách phù hợp? Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.
1. Định nghĩa về thị trường ngách.
Chắc hẳn hầu hết mọi người đều từng nghe qua khái niệm “Thị trường ngách” trong kinh doanh. Vậy “thị trường ngách” là gì? Những điểm khác biệt của thị trường ngách so với các thị trường khác nằm ở đâu?
Thị trường ngách hay còn được gọi là niche market, đây là khái niệm chỉ một phần nhỏ của thị trường. Đặc điểm của thị trường ngách là chưa từng được khai phá và phát triển rộng rãi.
Trong mỗi lĩnh vực, sẽ có rất nhiều ngách nhỏ khác nhau. Những ngách nhỏ này sẽ là cơ hội tiềm năng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thay vì đầu tư thời gian và chi phí để khai thác thị trường lớn với sự cạnh tranh gay gắt, hiện nay, nhiều doanh nghiệp quyết định lựa chọn kinh doanh tại thị trường ngách để tập trung và khai thác toàn bộ nguồn lực.
Mặc dù thị trường ngách thường nhỏ, tuy nhiên, nếu khai thắc thành công doanh nghiệp sẽ được hưởng những lợi ích lớn về mặt doanh thu và mặt xây dựng thương hiệu.
Ví dụ: trong lĩnh vực thời trang nữ, thay vì bỏ chi phí để nghiên cứu thị trường, xác định sản phẩm, quảng bá,... cho khách hàng nữ trên diện rộng, bạn có thể xác định thị trường ngách của mình là sản phẩm bigsize dành cho nữ.

Trên thực tế, tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, có rất nhiều doanh nghiệp thành công với lựa chọn phát triển kinh doanh tại thị trường ngách. Cụ thể, tại Việt Nam, không thể không nhắc đến “ông lớn” Tân Hiệp Phát với ngách thị trường thức uống trà xanh chiết xuất từ thiên nhiên, hay nhãn hàng Tribeco chiếm lĩnh thị trường với sản phẩm sữa đậu nành.
Trong thời điểm cạnh tranh gay gắt như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp có lợi thế về vốn và nguồn nhân lực, khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc kinh doanh của mình. Trên thực tế, quá nhiều sự cạnh tranh sẽ biến thị trường thành “đại dương đỏ”, và tất nhiên, thị trường “xanh” sẽ là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều doanh nghiệp.
Thế nhưng, thị trường ngách vẫn tổn tại những ưu điểm và khuyết điểm riêng, đây là con dao hai lưỡi mà doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ.
2. Tầm quan trọng của thị trường ngách.
Việc lựa chọn thị trường ngách là yếu tố rất quan trọng trong quá trình hình thành chiến lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khi lựa chọn phát triển kinh doanh ở thị trường ngách, doanh nghiệp sẽ có ưu thế về:
-Tiết kiệm chi phí vận hành, chi phí quảng bá,...
-Ít cạnh tranh, rủi ro thấp hơn so với thị trường chung.
-Dễ dàng trong quá trình xây dựng thương hiệu, nghiên cứu khách hàng mục tiêu, vì bản chất thị trương ngách có những đặc điểm khác biệt.
3. Lợi ích khi kinh doanh ở thị trường ngách (Nichie Market).
3.1. Bản chất của thị trường ngách.
Về cơ bản, thị trường ngách được tạo nên từ những khe hở của thị trường, nhằm mục đích tạo ra những nhu cầu khác biệt. Mọi thị trường dù lớn hay nhỏ đều sẽ có những khoảng trống, tức là các ngách. Phạm vi của “thị trường ngách” sẽ thay đổi liên tục sau khi được xác định.
3.2. Lợi ích chính của thị trường ngách.
Khi lựa chọn kinh doanh trong thị trường ngách, doanh nghiệp có thể tận dụng được 7 lợi ích sau đây:
Tăng khả năng tiếp thị, quảng bá
Giảm cạnh trang
Gia tăng/ cải thiện mối quan hệ với khách hàng
Tạo sự phát triển cho Buzz Marketing
Tập trung nguồn lực vào một thị trường, chuyên môn hóa mọi thứ
Sử dụng ít nguồn lực và tài nguyên hơn so với thị trường chính thống
Tăng nhận thức thương hiệu
4. Ưu và nhược điểm của thị trường ngách.
Tương tự như những thị trường khác, thị trường ngách cũng có những ưu điểm và khuyết điểm. Nắm bắt được những đặc điểm của thị trường ngách sẽ giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị và các chiến lược tốt hơn.
4.1. Ưu thế của thị trường ngách là gì?
Lợi ích đầu tiên của thị trường ngách chính là giúp đỡ doanh nghiệp tránh được rất nhiều những đối thủ cạnh tranh. Đa phần những đối thủ cạnh tranh này là các doanh nghiệp lớn, họ sẽ tập trung chi phí, nhân lực vào thị trường lớn. Các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ lựa chọn kinh doanh ở các ngách nhỏ.
Với đặc điểm là nhu cầu khách hàng cụ thể, phân khúc rõ rằng, các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quy trình tạo ra sản phẩm. Khi sở hữu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Một trong những lợi ích khác của thị trường ngách là giúp doanh nghiệp có lợi nhuận ròng trên mỗi sản phẩm cao hơn.

5. Thách thức của doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh ở thị trường ngách.
Song song với các ưu điểm nổi trội, kinh doanh tại thị trường vẫn luôn tồn tại những thách thức dành cho doanh nghiệp.

Thị trường ngách có phạm vi/ quy mô nhỏ, chỉ phu hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đôi khi dẫn đến việc không đủ duy trì hoạt động của công ty.
Vẫn tồn tại tính cạnh tranh khi doanh nghiệp lớn lựa chọn thị trường ngách để phát triển. Điều này dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ, dễ dàng gây ra phá sản cho các doanh nghiệp nhỏ.
Thị trường ngách thiếu tính ổn định do khách hàng mục tiêu không ổn định, thường thay đổi nhu cầu theo xu hướng. Doanh nghiệp phả thường xuyên cập nhật chân dung khách hàng và phải xác định rõ ràng giá trị cốt lõi của mình.
Vậy doanh nghiệp có thể tận dụng những ưu điểm của thị trường ngách vào công việc kinh doanh như thế nào? Làm sao để loại bỏ những thách thức trong kinh doanh ở thị trường ngách?Hãy xác định mong muốn và tiêu chí của bạn khi lựa chọn kinh doanh tại thị trường ngách: ít cạnh tranh, có tiềm năng phát triển và tăng tăng trưởng, phù hợp với nhu cầu của một nhóm khách hàng để sinh lời. Xác định rõ những tiêu chí này sẽ giúp bạn dễ dàng “sinh tồn” trong thị trường ngách.
6. Làm thế nào để xác định thị trường ngách?
Vậy chúng ta có thể xác định thị trường ngách bằng cách nào? Giai đoạn xác định thị trường ngách rất quan trọng, vì đây là nền tảng giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược về sau. Rất đơn giản, bạn hãy brainstorm cùng nhau và đặt ra những câu hỏi cụ thể về sản phẩm cũng như khách hàn của mình.
Ví dụ:
Sản phẩm của tôi giúp các bà mẹ chăm sóc da an toàn và hiệu quả, chống rạn da.
Dịch vụ của tôi giúp các bà mẹ chăm sóc sức khỏa thể chất và tinh thần sau sinh.
Sau khi bạn xác định câu trả lời cho các câu hỏi trên, bạn có thể tìm ra những đặc điểm về nhóm khách hàng tiềm năng của mình như: nhân khẩu học, nhu cầu, đặc điểm về thói quen mua sắm, hành vi,.... Khi đã lựa chọn được đối tượng khách hàng mục tiêu, hãy xác định điều khách hàng của bạn mong muốn. Theo quan điểm Marketing, khách hàng thực sự không mua sản phẩm, họ chỉ mua cảm xúc có được khi sở hữu sản phẩm.
Sau khi tìm hiểu về những đặc điểm của thị trường ngách, bạn có thể ứng dụng ngay với một team kinh doanh nhỏ của mình. Đừng lo lắng về nguồn lực, ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ đã thành công.